Chiến lược xuất khẩu gỗ sang thị tường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu gỗ sang thị trường hoa kỳ (Trang 27 - 29)

IV.1 Các giải pháp đảm bảo sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước bền vững, hạn chế nhập siêu.

Nguồn nguyên liệu là mạch máu của sản xuất. Tài nguyên gỗ, tuy là tài nguyên tái tạo nhưng cũng may mắn là tái sinh được. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách sử dụng gỗ tiết kiệm, áp dụng công nghệ thân thiện với mơi trường và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ.

Nhà nước cần có những cơ chế mạnh hơn và hữu hiệu hơn về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt cần hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất

Nhà nước cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các Doanh nghiệp tiếp cận được với đất để trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất một cách bền vững.

Đưa người đi học tập tại các nước có tay nghề về đồ gỗ để về đào tạo lại cho nhân công trong nước nhắm đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao, hoặc khuyến khích các cơng ty nước ngồi có trình độ sản xuất gỗ cao đầu tư vào trong nước để ta có thể học hỏi để nâng cao tay nghệ đội ngũ nhân lực.

Tranh thủ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng năng lực sản xuất cao đối với các đơn hàng lớn.

Liên kết với các quốc gia trong khu vực để hình thành và định vị sản phẩm gỗ trên thị trường Mỹ.

Định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên mơn hóa các cơng đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng. Đồng thời xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp.

Ngoài ra, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, hiện Hiệp hội gỗ và lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài.

Tăng cường cộng tác xúc tiến thương mại (XTTM), thị trường ngồi nước, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm sự phù thuộc vào thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng cách tập trung, không dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước, Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước bằng cách quảng bá thông tin để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước ngoài đến Việt nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu ngoại tệ, góp phần qn bình cán cân nhập siêu.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu gỗ sang thị trường hoa kỳ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)