2.1.4.2 .Tranh chấp lao động
2.2. Thực trạng áp dụng tiền lương trong các doanh nghiệp tại Thừa Thiên
2.2.2.2. Về công tác tổ chức thực hiện
* Thứ nhất, về việc thực hiện đăng ký thang lƣơng, bảng lƣơng.
Theo Điều 57 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định: Thang lương, bảng lương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đặt trụ sở chính của người lao động.
Theo báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2554 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc diện xây dựng và đã đăng ký thang lương, bảng lương;. Hiện toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ có 106 doanh nghiệp đã đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan lao động cấp tỉnh, chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp và trong số đó có 86 doanh nghiệp áp dụng thang lương, bảng lương do nhà nước quy định (Nghị định 200/2004/NĐ- CP) và 20 doanh nghiệp tự đăng ký xây dựng thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ
yếu do đa phần các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế có quy mơ sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ chiếm 96% số doanh nghiệp của tỉnh, tính chất làm ăn thời vụ và gia đình là phổ biến nên đa số lao động làm việc không ổn định. Bên cạnh đó do cơng tác quản lý đối với một số doanh nghiệp còn thiếu sót nên vẫn cịn nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương, nếu có thì khơng đăng ký ( chủ yếu là các doanh nghiệp có dưới 50 lao động ) chưa nghiêm túc trong việc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định.
Bên cạnh đó do nhận thức của người lao động trong vấn đề xây dựng thang lương, bảng lương, kiến thức pháp luật lao động chưa sâu và do sức ép việc làm trong cơ chế thị trường lên vai người lao động làm cản trở hoạt động đấu tranh đòi quyền lợi của họ khi phát hiện có vi phạm. Trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng chế tài xử lý các vi phạm về đăng ký thang lương, bảng lương là chưa có, hoặc quá thấp, lại chưa được thực thi bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tính khả thi cịn thấp. Khả năng tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được thực hiện một các chặt chẽ nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đang có những bước chuyển đổi sâu sắc tác động mạnh mẽ đến các nhân tố lao động, việc làm, tiền lương ...
* Thứ hai, về việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng và cơ chế quản lí tiền lƣơng của các doanh nghiệp.
Hệ thống thang, bảng lương ban hành vẫn chưa dự tính được hết sự phát triển của các ngành nghề, sự tiến bộ của công nghệ và kỹ thuật mới của các ngành khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Thang, bảng lương xây dựng chủ yếu để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất cho phép nhằm tránh mức tăng thêm mà doanh nghiệp đã đóng. Chính vì bất cập này, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm.
Về cơ chế quản lí tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp nhà nước, nhà nước thống nhất quản lí chi phí tiền lương “đầu vào” cịn tiền lương cao hay thấp lại tùy thuộc vào năng suất hiệu quả “đầu ra” của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế có nhiều doanh nghiệp “đầu ra” khơng chỉ hồn tồn do năng suất, mà do lợi thế ngành, hoặc hàng độc quyền đem lại. Mối quan hệ giữa cơ chế quản lí
tiền lương, thu nhập và cơ chế quản lí tài chính chưa chặt chẽ; chưa tìm ra phương thức hợp lí để gắn tiền lương với lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy xu hướng chung trong doanh nghiệp nhà nước là tốc độ tăng tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận bình qn.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì xu hướng chung mức tiền cơng của người lao động luôn luôn bị ép xuống, trong khi thời gian làm việc theo định mức lao động ngày càng tăng. Vì vậy, trong nhiều doanh nghiệp ln có sự tranh chấp dẫn đến đình cơng địi giải quyết quyền lợi mà trước hết là đòi tăng lương.
* Thứ ba, về việc thực hiện trả lƣơng, trả lƣơng làm thêm giờ, tiền thƣởng.
Các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực hiện đúng với quy định của pháp luật. Nhất là vào những dịp cuối năm, những việc cần hoàn thành gấp đơn đặt hàng, những đợt cần giao hàng. Việc tăng thời gian làm thêm giờ xuất phát từ hai phía, nhưng lại chưa thực hiện tốt chính sách đãi ngộ tiền lương, tiền cơng làm thêm giờ; có những cơng nhân khơng được doanh nghiệp thỏa thuận về tiền lương, tiền cơng làm thêm giờ hoặc khơng biết gì về vấn đề này. Đời sống của người lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào đồng lương mà người sử dụng lao động trả cho họ, khoản tiền lương này dành cho việc chi tiêu phục vụ nhu cầu sinh hoạt và có thể tích lũy. Với mức thu nhập khơng cao, lại chi tiêu cho nhiều khoản, giá cả phục vụ cho tiêu dùng không ổn định, nên người lao động luôn chịu sức ép về vấn đề này. Tuy nhiên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không phải doanh nghiệp nào, người sử dụng lao động nào cũng thực hiện đúng quy định của pháp luật về trả lương cho người lao động, thậm chí nhiều doanh nghiệp thường xuyên chậm trả lương, thậm chí ba đến bốn tháng mới trả một lần. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp cịn trả khơng đúng lương tối thiểu do pháp luật quy định.
Nhiều doanh nghiệp huy động công nhân làm thêm giờ, tăng ca để hoàn thành kế hoạch sản xuất, hoàn thành đơn đặt hàng của đối tác, nhưng việc trả lương làm thêm giờ mỗi doanh nghiệp mỗi kiểu và hầu như không thực hiện
đúng theo pháp luật quy định. Nhiều lao động trong doanh nghiệp phaỉo làm việc cả ngày chủ nhật hoặc từ 20 giờ đến 21 giờ mới được tan ca. Thời gian làm việc dài, cường độ lao động cao, tiền lương trả chưa tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra, còn nỗi lo thường trực là bị sa thải vơ cớ, tất cả những điều đó đã gây ra những bất bình , bức xúc cho người lao động.
* Thứ tƣ, về công tác tuyên truyền pháp luật.
Công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật chưa được thường xuyên, cập nhật, đội ngũ công tác viên, tuyên truyền viên trong các cơ quan thực hiện chức năng về tiền lương còn quá mỏng về số lượng và chất lượng. Trên tồn tỉnh nói chung, đặc biệt là cơng nhân lao động trong các doanh nghiệp nói riêng am hiểu pháp luật lao động cịn hạn chế hoặc là khơng biết, người hiểu biết pháp luật lại khơng giám đấu tranh khi bị vi phạm vì họ sợ mất việc làm...Hình thức của hoạt động tun truyền cịn yếu chưa phát huy được hiệu quả cao, kinh phí hoạt động trong lĩnh vực này chưa có hoặc cịn hạn hẹp.
* Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Một năm các cơ quan lao động ở Thừa Thiên Huế chỉ có thể kiểm tra một vài doanh nghiệp nhất định khơng thể kiểm tra tồn bộ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật lao động ( tiền lương ) trên cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cịn nhiều hạn chế bởi nhiều lí do xuất phát từ những yếu tố khách quan như quan hệ đặc thù của quan hệ lao động và chủ quan như đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu, số lượng cán bộ làm công tác nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra còn quá mỏng, trong khi hành vi vi phạm lại nhiều và phức tạp... Pháp luật về thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập, cần khắc phục; quyền hạn của cơ quan như Thanh tra lao động, Liên đoàn lao động tỉnh... cịn nhiều chồng chéo dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy lẫn nhau. Ví dụ như: Theo chỉ thị số 03 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 10 thang 01 năm 2009 quy định, Sở lao động thương binh và xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn việc thực hiện luật lao động. Liên đồn lao động tỉnh có nhiệm vụ phổ biến, giáo dục chính sách pháp
luật cho người lao động. Điều đó đã dẫn đến xảy ra tình trạng trên.
* Thứ sáu, Cơng đồn trong các doanh nghiệp.
Có những doanh nghiệp chưa thành lập được Ban chấp hành công đồn hoặc có thành lập nhưng chưa đáp ứng so với nhu cầu của đội ngũ lao động. Đa số các lao động làm việc trong các doanh nghiệp xuất phát từ lao động nông nghiệp, việc tuyển dụng lao động đơn giản, công nhân lao động chưa được đào tạo cơ bản, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động vừa làm việc vừa đào tạo tại chỗ, chưa chú trọng rèn luyện tác phong công nghiệp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ kuật... Bên cạnh đó cơng đồn các cấp chưa thực hiện hết vai trị của mình. Với tư cách là cơ quan đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, cơng đồn được thành lập nhằm bải vệ các quyền của người lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác. Vì vậy cơng đồn giữ một vị trí quan trọng trong vấn đề phát huy hiệu quả pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Thế nhưng thực tế cho thấy, hiện nay cơng đồn đặc biệt là cơng đồn trong khu vực kinh tế ngồi quốc doanh chưa có những giải pháp tích cực hiệu quả, chưa tổ chức tập huấn cho người lao động về tiền lương tối thiểu, tiền lương..., chưa thực hiện được vai trị của cơng đồn trong việc tăng lương cho người lao động để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động như nhiều vấn đề liên quan đến tiền lương và thưởng, phụ cấp...