TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án phân tích các yếu tố ảnh hướng đến công tác dạy nghề việt nam một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 27 - 32)

Nội dung chương này trình bày tóm tắt các phát hiện, kết luận rút ra và các khuyến nghị, đề xuất.

Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, có thể rút ra các kết luận sau đây: 1. Thông tin của các đối tượng điều tra nghiên cứu đầy đủ và đủ tin cậy để có được phân tích và đánh giá chính xác về đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề

2. Lãnh đạo của các cơ sở đào tạo nghề cần cải thiện các chính sách của mình về đặc điểm, trình độ chuyên môn của giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, hỗ trợ và sắp xếp việc làm, các chính sách hỗ trợ, thông tin về thị trường lao động và đào tạo nghề;

3. Tuy nhiên, có một số hạn chế đã được xác định liên quan nhiều hơn đến các đặc điểm, trình độ chuyên môn của giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, cơ hội việc làm, các chính sách hỗ trợ, thông tin về thị trường lao động và đào tạo nghề

4. Các giải pháp cải thiện vấn đề đào tạo nghề ở Việt Nam

Khuyến nghị

Từ những phát hiện thu đượcvà kết luận rút ra, luận văn có một số khuyến nghị sau:

Tăng cường hợp tác công - tư về đào tạo nghề trong khuôn khổ hiện tại

Việc tăng cường hợp tác công - tư để công tác đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp là chiến lược đầu tiên để một quốc gia áp dụng giải quyết những thiếu hụt kỹ năng. Mục tiêu là để

chuyển hệ thống đào tạo có đầu vào dựa trên cung sang hệ thống đào tạo có đầu ra dựa theo hướng cầu. Điều này có nghĩa là khu vực tư nhận tham gia một cách hiện quả vào việc trực tiếp cung cấp đào tạo hoặc trong công tác quản lý và quản trị của các cơ sở đào tạo công lập. Cơ sở của chiến lược này là ở chỗ đào tạo do phía công lập thực hiện thường không kết nối với nhu cầu của thị trường lao động và cung cấp hàng loạt các sinh viên tốt nghiệp được đào tạo với các công cụ và công nghệ cũ kỹ, lạc hậu và lỗi thời.

Thành lập Cơ quan quản lý đánh giá kỹ năng và rung tâm đánh giá kỹ năng và đưa vào hoạt động

Dù Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một chiến lược đào tạo nghề với mục tiêu hướng tới là có 200 Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia (NOSACs), 250 nghề kiểm tra đánh giá; 2 triệu người tham gia đánh giá kỹ năng nghề vào 2015 và 400 NOSACs và 6 triệu người tham gia đánh gía kỹ năng nghề vào năm 2020. Nhưng, vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho việc phát triển về mặt tổ chức tương ứng. Tuy nhiên, việc MoLISA duy trì vai trò là cơ quan quản lý việc kiểm tra kỹ năng quốc gia gây ra nguy cơ làm giảm hiệu quả của MOLISA và sự thiếu minh bạch và hiệu quả chuyên môn và công việc liên quan. Vì vậy, chắc chắn cần phải thành lập một tổ chức độc lập thực hiện công việc này trong dài hạn. Ngoài việc cần phải thành lập một tổ chức cũng cần phải xem xét thiết lập một hệ thống máy tính cho việc quản lý việc kiểm tra kỹ năng nghề quốc gia. Xem xét tình trạng hiện tại của công tác giáo dục dạy nghề (VET) và hệ thống đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (NSTCS) của Việt Nam, nên chia kế hoạch phát triển thành ba giai đoạn: giai đoạn giới thiệu và kiểm tra thí điểm vào năm 2013, giai đoạn phát triển vào năm 2015, và giai đoạn chín muồi vào năm 2020.

Thành lập trường trung học nghề cao cấp (Trung học nghề Meister)

Tác trường trung học Meister, được lựa chọn từ các trường trung học nghề và kỹ thuật chuyên nghiệp. Từ Meister là một thuật ngữ Đức, có nghĩa là một người có kỹ năng cao và kiến thức sâu trong một lĩnh vực cụ thể đủ điều kiện để dạy những người khác. Các trường Meister được thành lập nhằm phát triển năng lực làm việc thực tế thông qua chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Tài năng lý tưởng của các trường trung học Meister là một người có kỹ năng giao tiếp thực sự bằng ngoại ngữ để có được việc làm hoặc tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài về các công nghệ và kỹ năng.

Thành lập Hội đồng Kỹ năng nghề để cải thiện NOSS và sự tham gia của các doanh nghiệp trong VET

Từ bài học kinh nghiệm từ Úc hoặc Anh về Hội đồng kỹ năng nghề (ISCs) hoặc Hội đồng kỹ năng ngành (SSCs), Việt Nam cũng nên thành lập các ISC theo mô hình của Vương quốc Anh hoặc Úc như nêu trước đó. Các ISCs sẽ được Chính phủ công nhận và cấp tài chính thông qua Bộ LĐTBXH. ISCs là các công ty phi lợi nhuận được giới hạn bằng sự đảm bảo, được quản lý điều hành bới Hội đồng độc lập đứng đầu bởi các doanh nghiệp. Bộ LĐTBXH sẽ cho phép các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho việc xây dựng chính sách và lập kế hoạch và các ưu tiên nghiên cứu và phân tích quốc gia thông qua việc là thành viên của các cơ quan chủ chốt: Vụ kỹ năng nghề (Tổng cục Dạy nghề) trong ngắn hạn và NSTCA trong dài hạn; ISCs và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trong 3 năm đầu tiên kể từ năm 2013, dựa trên nhóm các nghề mà Tổ chức tay nghề thế giới Worldskills tổ chức thi hai năm một lần kể từ 60 năm trước, gồm các nghề phổ biến và các nghề mà ngành công nghiệp có nhu cầu việc làm; từ kinh nghiệm học tập từ Úc và Vương quốc Anh , luận văn khuyến nghị trước mắt thành lập 8 hội đồng nghành ISCs sau đây: Hội đồng kỹ năng nghành xây dựng và cộng nghệ xây dựng; Hội đồng kỹ năng ngành Công nghệ thông tin và truyền thông; Hội đồng kỹ năng ngành Nghệ thuật sáng tạo và Thời trang, Thông tin; Hội đồng kỹ năng ngành Công nghệ Truyền thông; Hội đồng ngành Công nghệ Sản xuất và Kỹ thuật; Hội đồng kỹ năng ngành dịch vụ xã hội và dịch vụ cá nhân; Hội đồng kỹ năng ngành Giao thông vận tải và Tiếp vận; Hội đồng kỹ năng ngành Thực phẩm nông nghiệp; và Hội đồng kỹ năng ngành khai thác khoáng sản .

Về cải thiện các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (NOSS), có nhiều mục đích phát triển NOSS, nhưng mục đích quan trọng nhất là để giảm thiểu sự không phù hợp giữa VET và nhu cầu kỹ năng trong lĩnh vực này. Đó là lý do vì sao NOSS phải thực tiễn và phản ánh đúng thực tế thực hiện trong các lĩnh vực này. Ở nhiều nước, các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển NOSS. Vì vậy, thông qua nghiên cứu này, luận văn khuyến nghị mô hình các ISCs có sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong việc cải thiện NOSS hiện tại và phát triển NOSS mới trong tương lai phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay và sự phát triển trong tương lai.

Xây dựng Khung Trình độ quốc gia (NQF)

NQF là khung liên kết các loại bằng cấp học thuật và các chứng chỉ nghề nhằm làm cho chúng có sự tương thích với nhau. Để xây

dựng một NQF, cùng với việc liên kết các chứng chỉ nghề và các bằng cấp khối học thuật và cùng đưa vào NQF, chúng ta cần phải thực hiện phân tích về khung kỹ năng của thị trường lao động và chứng chỉ được sắp xếp theo mức độ phù hợp với công việc. NQF là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy học tập suốt đời của người dân và làm cho các văn bằng của Việt Nam tương thích với các văn bằng các nước khác.

Xác định Nhu cầu Kỹ năng cho việc phát triển văn bằng chứng chỉ mới và cải thiện các văn bằng chứng chỉ hiện tại

Việc xác định nhu cầu kỹ năng từ ngành công nghiệp rất quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực một cách có hệ thống. Trong khi xác định nhu cầu kỹ năng, vai trò của các Hội đồng kỹ năng của từng lĩnh vực hoặc các hiệp hội chủ doanh nghiệp rất quan trọng. Thông qua các tổ chức này, có thể thường xuyên tiến hành thu thập thông tin về nhu cầu kỹ năng của các lĩnh vực này. Thông tin này rất quan trọng trong việc tạo ra các văn bằng mới hoặc cải thiện các văn bằng hiện có.

Có ba nhiệm vụ cần thực hiện để thiết lập cơ sở cho việc xác định các nhu cầu kỹ năng tại Việt Nam như sau. Đầu tiên, xây dựng chính sách thúc đẩy doanh nghiệp hoặc các hiệp hội chuyên ngành bởi vì nhu cầu kỹ năng có thể được xác định tốt nhất thông qua các tổ chức này. Thứ hai, khảo sát và nghiên cứu các loại hình việc làm trong thị trường lao động của ngành công nghiệp và thương mại. Vì các kết quả điều tra và nghiên cứu này rất hữu ích trong việc tạo ra các ngành nghề đào tạo và các văn bằng mới, những điều tra này nên chi tiết theo các phân loại cụ thể chứ không phải theo cách phân loại với các chi tiết chính. Cuối cùng, cần có một khảo sát định kỳ các doanh nghiệp để xác định xem có cần phải có một văn bằng mới hay không.

Sửa đổi luật hiện hành

Trong dự thảo Luật Việc làm, các sửa đổi chủ yếu tập trung vào củng cố các quy định về tuyển dụng người có văn bằng chứng chỉ. Thứ nhất, vì Luật việc làm cần phải tương thích với các các pháp lệnh tương tự khác, cần bổ sung các quy định về hợp tác giữa Bộ LĐTBXH và các Bộ khác để quy định việc sử dụng người có văn bằng chứng chỉ trong các luật khác, dù cho các quy định về việc việc làm đối với những người có bằng cấp sẽ được quy định tại điều 41 bản trình luật này. Thứ hai, Luật Việc làm nên được xây dựng trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa đào tạo nghề (bậc 3, Luật Dạy nghề), phát triển kỹ năng (mục 4 - áp dụng NOSS, Điều 36, Luật Việc làm) và kiểm tra kỹ năng (Bậc 5 NOSS) và 7 bậc thợ theo các lĩnh vực có sự liên thông chuyển đổi giữa các kỳ thi kỹ năng và bậc trình độ VET. Thứ ba, trách nhiệm của nhà nước và chính phủ về việc sử dụng người sở hữu văn bằng cần được tăng cường. Thứ tư, các quy định về việc người sử dụng lao động cung cấp hỗ trợ cần thiết để nhân viên của họ đạt được các văn bằng, trình độ phải được bổ sung. Thứ năm, cần xây dựng các quy định có thể áp dụng để làm cho người sử dụng lao động thực hiện cung cấp đào tạo các văn bằng tại doanh nghiệp để phát triển kỹ năng nghề của nhân viên và khiến nhà nước hỗ trợ các chương trình này.

Bộ luật lao động nên bao gồm các điều khoản cho phép người sở hữu các văn bằng được hưởng các ưu đãi liên quan đến tiền lương. Thứ hai, cần phải bổ sung các điều khoản quy định làm cho người sử dụng lao động cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho người lao động của họ trong việc đạt được các văn bằng.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án phân tích các yếu tố ảnh hướng đến công tác dạy nghề việt nam một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giai đoạn 2013 – 2020 (Trang 27 - 32)