Trước tiên, Nhà trường phải thường xuyên xem xét lại các chương trình xem chúng có đạt được mục tiêu đề ra khơng, có điểm mạnh, điểm yếu gì. Ngồi ra, Phòng Tổ chức nên tiến hành tham khảo ý kiến của những giảng viên đã trực tiếp được đào tạo, qua đó xác định được giảng viên đã học được những gì từ chương trình đào tạo và chương trình đào tạo cần được sửa đổi, bổ sung hay thay đổi như thế nào. Theo tác giả, trường có đủ điều kiện để thực hiện đánh giá như mơ hình đánh giá của TS. Donald Kir Patrick. Nếu vậy, bước đánh giá này sẽ nằm ở mức độ 1 và 2 trong mơ hình:
Bước đánh giá trên sẽ được thực hiện ngay trong quá trình đào tạo. Hai mức đánh giá còn lại là mức ba và bốn là đánh giá hiệu quả đào tạo sẽ được thực hiện trong bước đánh giá tiếp theo sau q trình đào tạo.
Một số cơng cụ đánh giá hiệu quả mà trường có thể sử dụng là:
- Bản câu hỏi đánh giá: yêu cầu người học chấm điểm và cho ý kiến về chương trình học. Qua đó, người chịu trách nhiệm tổ chức khố đào tạo sẽ tìm được những điểm cần hồn thiện của chương trình đào tạo.
- Thảo luận nhóm với người học
Người tổ chức khố học nên tiến hành thảo luận nhóm với học viên ngay sau khoá học để trực tiếp nhận được phản hồi của nhiều người cùng một lúc về khố học. Có thể kết hợp vừa thảo luận, vừa phát bản câu hỏi đánh giá và thu lại khi đã thảo luận xong.
- Bài kiểm tra cuối khoá
Đây là cách kiểm tra liệu người học có nắm được những kiến thức như mong muốn khơng. Bài kiểm tra có thể dưới hình thức trắc nghiệm, bài tập tình huống…Giáo viên của chương trình sẽ là người kiểm tra và cho ý kiến phản hồi về bài kiểm tra.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trang 26 - Dự giờ, quan sát giảng viên sau khi được đào tạo
Thông qua việc dự giờ, quan sát những biểu hiện của giảng viên trong giảng dạy, nghiên cứu…, các giảng viên khác có thể biết được sự vận dụng những kiến thức/kỹ năng được đào tạo của giảng viên được đi học.
- Lập bảng câu hỏi thu thập ý kiến của người học, của cấp trên trực tiếp và của sinh viên
Để tiến hành đánh giá, phòng Tổ chức cần đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể, thống nhất cho các đơn vị tiến hành đánh giá. Việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Riêng với đánh giá hiệu quả, cần lưu ý độ trễ về thời gian vì việc đánh giá cần có một khoảng thời gian nhất định thực hiện cơng việc sau khi đào tạo thì hiệu quả đào tạo mới bộc lộ ra.
Bên cạnh đó, những khía cạnh khác của công tác đào tạo - phát triển như vấn đề cung cấp thông tin, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện…cũng cần được đánh giá thường xuyên.