- Thứ ba, sau cổ phần hoá số lượng lao động thu hút tăng lên Thứ tư, tiến trình cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nộ
3.2.2.2. Sửa đổi một số chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước và người lao động khi thực hiện cổ phần hoá.
lao động khi thực hiện cổ phần hố.
* Chính sách ưu đãi hợp lý đối với doanh nghiệp cổ phần hoá
Theo quy định, doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần được hưởng 6 ưu đãi, trong đó chủ yếu là ưu đãi về mặt tài chính.
Tuy vậy, cho đến nay những ưu đãi về tài chính của doanh nghiệp vẫn cịn một số nội dung cần phải được tiếp tục hoàn thiện.
Về ưu đãi được "tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đã áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước". Thực tế nhiều doanh nghiệp đã gặp phải khó khăn khi thực hiện ưu đãi này vì thơng tư hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại quy định chỉ những doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần đặc biệt, cổ phần chi phối mới được tiếp tục vay vốn theo cơ chế và lãi suất hiện hành áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, còn những doanh nghiệp khác (nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt) chỉ được hưởng ưu đãi này trong vòng 2 năm liên tiếp sau khi doanh nghiệp chuyển chính thức sang hoạt động theo Luật cơng ty, cịn sau đó thì
theo cơ chế tín dụng hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Vấn đề tỷ lệ cổ phần ưu đãi cho những doanh nghiệp Nhà nước có phần vốn tự tích luỹ nhiều, quy định hiện hành vẫn chưa hợp lý, và khơng thể thực hiện được vì nếu so sánh giữa phần vốn tự tích luỹ với giá trị doanh nghiệp thì khó có doanh nghiệp nào đảm bảo được tỷ lệ 10% chứ chưa nói đến tỷ lệ trên 40% như chế độ Nhà nước đã quy định.
Đối với một số doanh nghiệp trong diện cổ phần hố có tình hình tài sản, tài chính phức tạp chưa có cơ chế xử lý như: do q trình trước để lại công nợ nhưng không lập hồ sơ đầy đủ, nợ phải thu khó địi chiếm tỷ trọng lớn trong phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, công nợ của giai đoạn I còn tồn đọng chưa xử lý xong... Tồn đọng này vẫn kéo dài chưa thể giải quyết được.
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi nhưng liên doanh thua lỗ chưa có cơ chế xử lý.
Doanh nghiệp đang làm đề án cổ phần hoá nhưng phải tiến hành di dời, hoặc nhà cửa, kho, đất đai đang tranh chấp.
Doanh nghiệp trước đây bị thua lỗ và đã chi âm quỹ phúc lợi khen thưởng, gặp khó khăn trong phương hướng phát triển, nên chưa thể xây dựng đề án cổ phần hoá.
Nên phương hướng giải quyết cho doanh nghiệp loại này trong quá trình cổ phần hố là:
Về cơng nợ thì các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên (trước đây là 5 năm), tuy con nợ đang tồn tại nhưng khơng có khả năng trả nợ, được phép xử lý bằng cách trừ vào kết quả kinh doanh, hoặc cuối cùng khơng cịn nguồn nào thì trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá.
Nợ phải thu q hạn thanh tốn có thể được bán cho các tổ chức kinh tế có khả năng mua bán nợ.
Nợ phải trả đến hạn được thoả thuận với chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Nợ thuế và nợ ngân sách của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được xem xét cho xử lý như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ.
Nợ đọng vay ngân hàng thương mại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được quyền thoả thuận với ngân hàng để giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ giảm lãi suất vay hoặc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần.
Nợ nước ngoài doanh nghiệp tự vay có thể thoả thuận với chủ nợ chuyển thành vốn góp trong cơng ty cổ phần.
Các khoản lỗ luỹ kế trước đây của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hố được dùng thu nhập trước thuế có đến thời điểm cổ phần hố để bù đắp.
Đối với tài sản liên doanh nước ngoài doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được thoả thuận để mua bán lại vốn góp liên doanh. Nếu đưa vốn góp liên doanh vào cổ phần hố thì đã có quy định hướng dẫn xác định giá trị góp vốn liên doanh với nước ngồi, theo tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ bình quân trên thị trường tiền tệ tại thời điểm định giá
Đối với doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài nếu làm ăn thua lỗ có thể cho kết thúc hợp đồng liên doanh, rồi tiến hành giải thể doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật. Hoặc có thể tiến hành cổ phần hoá theo hướng cổ phần hố đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Cần có cơ chế thích hợp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Có thể cho phép các doanh nghiệp này tiến hành cổ phần hố vì chính những cơng ty này sẽ làm phong phú hơn các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đối với những doanh nghiệp này thì nên quy định khống chế tỷ lệ cổ phần thích hợp với bên nước ngồi và bên Việt Nam, trước hết cần thí điểm để rút kinh nghiệm tránh việc mắc sai lầm. Việc đầu tiên là
tiến hành bổ sung sửa đổi luật đầu tư nước ngồi và chỉ tiến hành cổ phần hố những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, cần có những bước đi thích hợp.
*Đảm bảo lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hố.
Theo quy định thì mỗi 1 năm làm việc cho Nhà nước người lao động trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá 1 cổ phiếu 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Số lượng cổ phần được mua với giá ưu đãi tuỳ thuộc vào số năm công tác của từng người nhưng tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp không được vượt quá 20% hoặc 30% (đối với những doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên) giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Riêng người lao động nghèo còn được Nhà nước cho trả chậm tiền mua cổ phần ưu đãi trong giới hạn 10 năm.
Về cơ bản, chế độ ưu đãi cho người lao động đã được cải thiện nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, việc quy định thống nhất tỷ lệ giá trị được ưu đãi tương ứng với phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp mà không xét đến mức vốn thực tế và lao động hiện có ở doanh nghiệp là không hợp lý và khơng cơng bằng, sẽ dẫn tới tình trạng nơi nhiều vốn Nhà nước thì người lao động được hưởng một phần mức đã quy định. Nhất là những doanh nghiệp có giá trị tài sản thấp và đông lao động, ưu đãi này chưa thật hấp dẫn người lao động. Vì thực tế bình quân người lao động ở những doanh nghiệp này chỉ mua được 2-3 cổ phần theo giá ưu đãi cho mỗi năm công tác trong khu vực Nhà nước mà thôi.
Mặt khác, chế độ ưu đãi này mới chỉ khuyến khích một bộ phận người lao động ở những doanh nghiệp cổ phần hố, khơng cơng bằng đối với những người lao động đã làm việc cho Nhà nước ở các khu vực khác hoặc đã hưu trí. Chưa thật sự tạo ra được động lực thúc đẩy đơng đảo quần chúng quan tâm và nhiệt tình tham gia hưởng ứng chương trình cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ.
Nên chăng áp dụng tổng hợp các giải pháp sau đây trong quá trình cổ phần hố:
Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hố được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hố được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp khác, hoặc được ưu tiên mua theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá để ổn định sản xuất kinh doanh.
Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp để mua cổ phần, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Người lao động trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được nhà nước bán cổ phần theo giá ưu đãi cho một năm làm việc thực tế tại khu vực nhà nước với giá giảm 30% so với mệnh giá ban đầu. Trị giá một cổ phần là 100.000 đồng. Người lao động nghèo được mua trả dần 10 năm không lãi suất với cổ phần không quá mức khống chế trên tổng số cổ phần bán ưu đãi. Tổng giá trị ưu đãi không vượt quá phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tất cả cổ phần ưu đãi này đều là cổ phiếu ghi tên và và chỉ được chuyển nhưọng sau một thời gian nhất định kể từ khi mua.
Xoá bỏ tỷ lệ khống chế tổng mức giá trị ưu đãi cho người lao động. Qui định cổ phần được mua theo giá ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp là loại cổ phiếu ghi tên và chỉ được chuyển nhượng sau 3 năm kể từ ngày mua, và được quyền thừa kế thì mới khuyến khích người lao động tham gia nhiệt tình trong việc mua cổ phiếu. Trường hợp đặc biệt nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra thì hội đồng quản trị cơng ty cổ phần xem xét và ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm bán.
Không bắt buộc phải sử dụng hết số lao động hiện có tại thời điểm cổ phần hoá, chỉ yêu cầu sử dụng tối đa số lao động hiện có. Số lao động còn lại sẽ được Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước giải quyết. Người lao động dơi dư được hưởng chính sách đãi ngộ theo quy định của pháp luật và có hướng dẫn cụ thể cho từng doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực.
Còn về bán cổ phần cho lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ và người thân của họ cùng làm việc tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính cơng bằng cho cán bộ cơng nhân viên, đồng thời không phân biệt cán bộ lãnh đạo hay lao động bình thường, nếu có thời gian thâm niên cơng tác như nhau thì phần ưu đãi cũng phải được hưởng như nhau. Nên bổ sung chính sách ưu đãi đối với người lao động trong một số doanh nghiệp khơng có tích luỹ quỹ phúc lợi khen thưởng để phân phối cho công nhân mua cổ phần, cụ thể như cho công nhân mua chịu trả chậm phần cổ phần theo giá ưu đãi (ngoài danh mục công nhân nghèo được mua trả chậm).