Các doanh nghiệp nhỏ nên xác nhập lại với nhau

Một phần của tài liệu Các hàng rào phi thuế quan đối với đồ gỗ việt nam xuất khẩu vào EU và giải pháp vượt qua các rào cản đó (Trang 29 - 31)

II. Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ

5. Các doanh nghiệp nhỏ nên xác nhập lại với nhau

Một thực trạng đáng buồn ở nước ta là các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là vốn ít, làm ăn nhỏ lẻ, cơng nghệ lạc hậu và trình độ quản lý yếu kém. Do đó việc đạt được các chứng chỉ cũng như các tiêu chuẩn mà EU yêu cầu là rất khó khăn.

Để thành công các doanh nghiệp này cần đổi mới tồn diện. Nhưng điều đó là rất khó khăn do địi hỏi nguồn vốn lớn và chỉ hiệu quả khi sản xuất với số lượng lớn. Xác nhập là một trong những giải pháp đối với các doanh nghiệp này. Việc sản xuất tập trung thành từng doanh nghiệp lớn sẽ đem đến hiệu quả lớn hớn dễ dàng áp dụng các công nghệ hiện đại hơn.

Kết luận

Eu là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn còn thấp . Đến năm 2007 xuất khẩu đồ gỗ sang EU mới đạt 600 triệu USD. Con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành gỗ Việt Nam. Việc tiếp tục phát triển và khai thác thị trường này là có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với ngành xuất khẩu đồ gỗ nói riêng cũng như cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên các hàng rào phi thuế thực sự là rào cản khá lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam khi tiếp cận thị trường này.

Việc vượt qua các rào cản này không phải là điều không thể .Nhưng các doanh nghiệp cần có sự cải tiến về cả trình độ sản xuất lẫn trình độ quản lý. Nó địi hỏi tiêu tốn nhiều tiền của và thời gian. Nhiều doanh nghiệp sẽ khơng thể tự thực hiện việc đó một mình. Do đó sự hợp tác của cả các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước là không thể thiếu được.Đây không phải chỉ là một sự hợp tác nhất thời mà mang tính lâu dài nên các doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước cần thiết lập có một kế hoạch dài hạn, cụ thể nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững cho đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Cuối cùng em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của GS TS. Trần Văn Hòe đã giúp em thực hiện đề án này.

Một phần của tài liệu Các hàng rào phi thuế quan đối với đồ gỗ việt nam xuất khẩu vào EU và giải pháp vượt qua các rào cản đó (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)