trên xe.
1. Đối tƣợng
Hành khách là những người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự. Trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách được chuyên chở trên xe là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng - hợp đồng vận tải hành khách giữa chủ xe và hành khách mà vé cước vận chuyển chính là bằng chứng của hợp đồng. Chủ xe có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách được chuyên chở trên xe do lỗi của người điều khiển xe và/hoặc chủ xe theo thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng vận tải hành khách. Trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách về nguyên tắc sẽ căn cứ trước hết vào các thỏa thuận cụ thể của chủ xe và hành khách.
Tuy nhiên, vì việc thỏa thuận vẫn nằm trong khn khổ pháp luật và với đặc điểm cung cấp dịch vụ vận tải đồng loạt cho hàng loạt khách hàng nên thông thường, việc quy kết trách nhiệm bồi thường về cơ bản được
chiếu theo các quy định của pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự Ðiều 533 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: "Trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật". Thông tư số 126 và 151 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có phạm vi bảo hiểm cả trường hợp trong hợp đồng (chuyên chở hành khách) nhưng giới hạn phạm vi bảo hiểm thiệt hại về người, không bảo hiểm thiệt hại về hành lý, tài sản của hành khách được chuyên chở. Mức trách nhiệm bảo hiểm là 70 triệu đồng/hành khách.
2. Mức trách nhiệm và phạm vi bảo hiểm:
- TNDS của chủ xe môtô
Về người: 50 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách)
Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba) - TNDS của chủ xe ô tô
Về người: 50 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách)
Về tài sản: 50 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba)
Ngồi ra Chủ xe cơ giới có thể tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn, tùy sự lựa chọn của Chủ xe.
3. Các trƣờng hợp bị loại trừ:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại. - Lái xe gây tai nạn, cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe khơng có GPLX hợp lệ.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: Vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như: Tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.