TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn marketing thị trường sản phẩm tiêu dùng (Trang 25 - 36)

Có lẽ, chưa bao giờ thị trường trong nước lại có nhiều cơ hội phát triển như lúc này. Với một lực lượng dân số trẻ, môi trường kinh doanh đang lên và sự ổn định chính trị, Việt Nam được đánh giá là sẽ trở thành một trong 7 thị trường tiêu dùng sôi động nhất thế giới cho tới năm 2020. So với các nước trong khu vực châu Á, Việt Nam là một thị trường trẻ. "Theo thống kê của Asian Demographics (www.asiandemographics.com), 57% dân số Việt Nam hiện nay có độ tuổi dưới 30. Sau 15 năm nữa, người dưới 30 tuổi vẫn còn chiếm đến 50%. Không những vậy, Việt Nam đã vượt năm hạng so với năm ngoái 2006 để trở thành địa điểm hấp dẫn thứ ba thế giới đối với các tập đoàn bán lẻ toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ và Nga. Đó là kết quả khảo sát mới nhất về thị trường của AT Kearney, tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ.

Xếp hạng

Quốc gia Khu vực Nhóm rủi ro quốc gia Nhóm sức hấp dẫn thị trƣờng Nhóm bão hịa thị trƣờng Nhóm áp lực thời gian Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 25% 25% 30% 20% 1. ÁN ĐỘ Châu Á 55 34 88 76 100 2. NGA Đông Âu 43 59 53 90 85

3. VIỆT NAM Châu Á 43 24 87 81 84 4. UKRAINA Đông Âu 42 37 76 81 80 5. TRUNG QUỐC Châu Á 53 40 57 55 52 6. CHILE Châu Mỹ 67 57 47 48 71 7. LATVIA Đông Âu 58 50 31 88 68 8. SLOVENIA Đông Âu 70 52 25 70 68 9. CROATIA Đông Âu 57 51 28 91 67 10. THỔ NHỈ KÌ Trung Đông 46 59 64 40 66 11. TUSINIA Trung Đông 58 40 75 25 65

12. THÁI LAN Châu Á

57 39 49 72 64

13. HÀN QUỐC Châu Á

68 73 35 36 63

Bảng xếp hạng thị trƣờng tiêu dùng các nƣớc trên thế giới

Việt Nam đang có những cơ sở để chứng tỏ là một thị trường phát triển chiến lược cho các hoạt động phân phối, bán sỉ. Cùng với sự tăng trưởng thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân ở Việt Nam, những

cửa hàng chuyên về lĩnh vực này sẽ nhanh chóng xuất hiện. Bools & Watson sẽ là những tên thông thường ở Việt Nam vào năm 2016. Các công ty bán hàng tận nhà, như Mary Kaye, cũng sẽ xuất hiện, gắn kết hơn người tiêu thụ với dịch vụ chăm sóc sắc đẹp trong và ngồi nhà. Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người tiêu dùng ở các đô thị Việt Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong một chừng mực nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam.

Xét tổng quát, tiêu dùng của dân cƣ trong thời gian qua có một số đặc điểm đáng chú ý:

 Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Việt Nam trên 70%, Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2%, Thái Lan là 67,7%...).

 Tiêu dùng đã tăng với tốc độ khá, vượt xa so với tốc độ tăng dân số (bình quân năm trong giai đoạn 2001-2005, dân số tăng 1,4%, tiêu dùng - tính theo giá so sánh, tăng 7,7%). Chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư tăng đã khá hơn nhiều. có quy mơ dân số trên 85 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, sẽ làm cho dung lượng thị trường của Việt Nam đang lớn lên nhanh chóng, trở thành thị trường tiềm năng

 Tốc độ tăng tiêu dùng của dân cư còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế (bình quân 5 năm qua là 7,7% so với 7,5%), càng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng với dân số lớn và còn tăng mỗi năm trên 1 triệu người.

 Trong tổng tiêu dùng toàn xã hội, tỷ trọng tiêu dùng của dân cư khá cao và tăng lên, còn tỷ trọng tiêu dùng của Nhà nước chỉ ở dưới 9% và đang có xu hướng giảm rõ rệt.

 Đại bộ phận tiêu dùng từ thu nhập của hộ gia đình được thực hiện thơng qua thị trường làm cho tỷ lệ giữa tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với tiêu dùng của hộ gia đình đã tăng từ 75,1% (năm 2000) lên trên 80% (năm 2005), tính bình quân đầu người một tháng đã vượt qua mốc 660 nghìn đồng. Điều đó chứng tỏ tính "hàng hố" của nền kinh tế ngày một tăng.

 Cơ cấu sử dụng sản phẩm theo ngành tiêu dùng của hộ gia đình cũng chuyển biến theo một hướng khác trước. Du lịch hiện tăng với tốc độ cao nhất (31,3%), tiếp đến là dịch vụ (28,2%), khách sạn, nhà hàng (21,1%); còn thương nghiệp (tức là hàng hoá vật chất) tăng thấp nhất (19%), mặc dù tỷ trọng của nhóm hàng này cao nhất (81,6%).

Đó là phác họa chân dung ngƣời tiêu dùng Việt Nam qua một số cuộc điều tra gần đây.

1/ Hành vi ngƣời tiêu dùng :

 Theo kết quả nghiên cứu ở tất cả các ngành cho thấy yếu tố giá cả sản phẩm khơng cịn giữ vị trí quan trọng khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm. Khuyến mãi cũng chỉ là tiêu chí phụ. Thu nhập tăng, sức tiêu dùng tăng đã làm thay đổi quan điểm tiêu dùng. Các tiêu chí lựa chọn liên quan đến “ăn ngon, mặc đẹp”

như dinh dưỡng, mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, thương hiệu sản phẩm… được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.

 Đã xuất hiện một bộ phận người tiêu dùng nhận thức rằng sử dụng sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng để thể hiện đẳng cấp, địa vị xã hội. Lớp người tiêu dùng trẻ coi đó như là cơ sở tạo ra sự sành điệu, thời trang… Thương hiệu dưới mắt người tiêu dùng đã chứa đựng những giá trị đặc biệt cả về lý tính và cảm tính. Người tiêu dùng Việt Nam có nhiều điểm khác với các nước Đông Nam Á. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thời trang, trong khi dân Singapore, Malaysia và Hồng Kơng thích thể hiện mình qua trang phục độc đáo, người Việt lại chú ý đến thương hiệu để chứng tỏ mình đang ở trong một nhóm, một tầng lớp nào đó. Người Việt rất chú trọng đến việc người khác đánh giá mình như thế nào.

 Một thực trạng từ lâu nay là hàng loạt doanh nghiệp đã bán hàng khơng đúng như những gì họ đã ghi trên nhãn mác, quảng cáo. Tuy nhiên Tâm lý của người tiêu dùng từ trước giờ thường là không muốn làm lớn chuyện. Họ có thể cho đó là chuyện nhỏ, cốt để nhận được lời đính chính, xin lỗi từ phía doanh nghiệp là cũng đủ rồi. Chính điều này đã làm cho sai phạm của các doanh nghiệp trở nên phổ biến trên thị trường.

Ví dụ :

 Vụ “lẫn lộn” giữa sữa nước và sữa tươi tiệt trùng. Đã gọi là sữa tươi thì 100% phải là nguyên liệu từ sữa tươi. Đằng này doanh nghiệp lại dùng sữa bột nhập về (có giá rẻ hơn), rồi dùng “kỹ

thuật hoàn nguyên”, trộn với 28% sữa tươi, vậy là thành sữa tươi tiệt trùng.

 Vụ chất đồng vị 320, 321 có trong một số loại bột nêm, mà thực chất là bột ngọt .

Người tiêu dùng chưa có nhiều thơng tin về các loại sản phẩm nên họ thường bị nhầm lẫn giữa hàng nhái và hàng thật.

Ví dụ: Nước khoáng La Vie khác với nước uống Le Vu, Le Vis; Sanyo khác với Sany; Kinica khác với Konica ;California cũng sẽ rất khác với Califor hay Calinia...

2/Xu hƣớng tiêu dùng :

 Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và hội nhập ngày một sâu rộng hơn là sự gia tăng trong thu nhập và sức mua trong dân cư.Người tiêu dùng ngày càng có địi hỏi cao hơn như sử dụng hàng chính phẩm,chính hãng,hàng sạch và sẵn sàng chi tiêu cho hàng hiệu ,hàng ngoại với giá thành cao. Do sau khi gia nhập WTO thuế hàng nhập khẩu giảm dẫn đến giá thành hàng ngoại nhập giảm nên người dân có xu hướng sử dụng nhiều hơn cho mặt hàng cao cấp như : điện thoại di động, máy vi tính, điều hồ nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, bình tắm nước nóng, xe máy đối với nơng thơn, và ơtơ đối với thành thị.

 Xu hướng chung của người tiêu dùng là ngày càng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn.Tuy nhiên, cũng có một xu hướng tiêu dùng mới hình thành tại các đơ thị, đó là nhu cầu mua sắm vào dịp cuối tuần tại các trung tâm thương mại hiện đại.

 “Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam là càng ngày người ta càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe”( Công ty Customer Insights (CI) nhận xét). người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khoẻ, đến các thành phần và các nhãn hiệu với những “hàm lượng chất béo thấp” hoặc “hàm lượng cholesterol thấp”. Dự báo, thức ăn dinh dưỡng và sự đam mê luyện tập thể dục sẽ trở thành xu hướng trong vòng 10 năm tới tại Việt Nam

 Thế hệ người tiêu dùng mới: Chi tiêu nhiều và khó tính . “Thu nhập tăng - chi tiêu nhiều - am hiểu sản phẩm và luôn nâng cao mức sống của mình” là ba yếu tố định hình nên một thế hệ người tiêu dùng mới tại Việt Nam.

 Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân trước đây là lĩnh vực phụ nữ quan tâm. Xu hướng này vẫn tiếp tục. Nhưng nam giới sẽ tham gia vào cuộc cách mạng chăm sóc sắc đẹp. Dự báo, những sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho hai giới sẽ tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam.

3/ Chỉ số giá tiêu dùng :

Chỉ số giá tiêu dùng 2007 tăng cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Vượt xa dự đoán của nhiều chuyên gia, tốc độ tăng CPI tháng 12 đã lên đến 2,91% so với tháng 11. Với mức tăng này, chỉ số giá cả năm đã tăng đến 12,63% so với tháng 12 năm 2006. Mức tăng CPI bình quân năm 2007 là 8,3% so với bình quân 2006. (VietNamNet).

Kết quả điều tra cho thấy, điểm chất lượng bình quân chung do người tiêu dùng đánh giá khơng có chênh lệch lớn so với hàng nhập, 3,6

điểm của hàng nội so với 3,7 điểm cho hàng nhập (trên thang điểm từ 1 đến 5)...

V/PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƢỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc ta hƣớng vào thị trƣờng tiêu dùng

Nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu khác nhau đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định và định hướng phát triển lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .

Chủ trương phát triển này kích thích đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ, làm cho hàng hoá và dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại và chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của các tầng lớp xã hội với mức sống và khả năng tiêu thụ, hưởng thụ khác nhau. Trên thị trường hàng tiêu dùng không chỉ cạnh tranh về mặt giá

cả mà còn cạnh tranh về mặt chất lượng cũng như phương thức cung ứng và uy tín của nhà sản xuất-kinh doanh.

1. Chủ trương đổi mới:

Chính sách kinh tế đối ngoại sẽ thúc đẩy nhanh và mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư sản xuất-kinh doanh với các nước, các khu vực trên thế giới với cả hình thức và quy mơ. Điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn đối với nền kinh tế đất nước.

2. Thị trường :

Với những quy định khắt khe của thị trường EU, Hoa Kỳ cũng như khu vực AFTA, APEC và hổ chức thương mại quốc tế WTO có những cơ hội cho sự phát triển, chúng ta phải đối đầu với những thách thức ngày càng lớn hơn. Để kinh tế Việt Nam hội nhập thành công vào kinh tế quốc tế và khu vực chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận đời sống kinh tế thế giới mà trước hết trên lĩnh vực kinh tế : thị trường tiêu dùng Việt Nam

3.Những yêu cầu và quy định của các thị trường sản phẩm tiêu dùng :

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, hàng hoá và dịch vụ lưu thơng theo quy luật của thị trường. Ngồi những yêu cầu về giá cả, chất lượng thơng thường, mõi thị trường có những địi hỏi đặc thù do tập quán thương mại, phong tục tập qn, văn hố, tín ngưỡng quy định. Những quy định liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu, bảo vệ môi trường... đến các yêu cầu về ghi nhãn, bao bì, về thủ tục cơng nhận, chứng nhận chất lượng của một số thị trường lớn như Đông - Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ..., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. ..., mặt khác phải tổ chức đưa thông tin đến người dùng tin một cách nhanh chóng, chính xác.

Chất lượng là một thuộc tính vốn có của sản phẩm. Sự quan tâm về chất lượng đối với hàng hố, có lẽ bắt đầu từ lúc có sự trao đổi hàng hố giữa các bộ phận dân cư cùng sinh sống trên cùng một vùng lãnh

thổ. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, chất lượng hàng hoá ngày càng được quan tâm một cách đúng mức hơn, các hệ thống tiêu chuẩn của các sản phẩm, nhóm sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn về kỹ thuật, với sự đồng thuận của các quốc gia, các cộng đồng kinh tế hình thành hệ thống tiêu chuẩn.

 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn mới cho thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam:

Trong nền kinh tế bao cấp trước đây, các nhà sản xuất Việt Nam thường áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn. Có thể nói đó là một hệ thống tiêu chuẩn kinh điển và vẫn rất còn giá trị cho tới ngày nay, tuy nhiên cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì các hệ thống tiêu chuẩn ngày càng phải được hoàn thiện hơn. Cập nhật thêm thông tin mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một cao từ phía thị trường tiêu thụ sản phẩm

Với mục tiêu mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch, đảm bảo an tồn cho sản phẩm của q trình sản xuất phục vụ cho việc xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa, rất nhiều các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày nay đã xây dựng, đưa vào áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng theo các phiên bản của ISO, một số doanh nghiệp tham gia chế biến thực phẩm thì tiến hành xâydựng và áp dụng hệ thống kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm HACCP, hoặc bắt đầu xây dựng hệ thống ISO 2002.

 Áp dụng các tiêu chuẩn vào hệ thống các doanh nghiệp về thị trường sản phẩm :

Nhu cầu chính đáng về chất lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ thị trường, ảnh hưởng lớn tới tiến trình xây dựng, dựa vào áp dụng và duy trì hệ thống ISO và HACCP ở các doanh nghiệp. Việc tiến hành xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tiêu chuẩn hoá giúp cho các doanh nghiệp, kiểm soát tốt hơn những hoạt động trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo tính minh bạch trong sản xuất và kinh doanh, nâng cao uy tín chất lượng đối với sản phẩm của cơ sở, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường tiêu dùng ở Việt Nam.

Doanh nghiệp được phép in trên nhãn, dấu chứng nhận, công nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng đối với doanh nghiệp áp dụng ISO, hoặc kiểm sốt chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm đối với các doanh nghiệp thực phẩm áp dụng HACCP. Tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và bạn hàng. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận phù hợp hệ thống trong các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc cơ sở.

Việc áp dụng tiêu chuẩn tại doanh nghiệp là điều kiện để cơ sở tiến hành các hoạt động tự cơng bố sản phẩm của mình phù hợp với TCVN

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn marketing thị trường sản phẩm tiêu dùng (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)