Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch dạy học hai buổi/ngày ở

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học hai buổingày ở trường tiểu học TPHY (Trang 40 - 43)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi/ngày ở

3.2.2. Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch dạy học hai buổi/ngày ở

buổi/ngày ở trường Tiểu học

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Để thực hiện thành cơng chương trình, sách giáo khoa mới và chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020, đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước trong thời kỳ tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng là người đứng đầu trường học, có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, chỉ đạo đội ngũ giáo viên trong trường tuân thủ thực hiện việc giảng dạy,

đảm bảo cung cấp cho học sinh tất cả các nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa. Để thực hiện dạy học hai buổi/ngày, hiệu trưởng các trường cần lập kế hoạch cụ thể dạy học trong kế hoạch chung của nhà trường và thực hiện kế hoạch đó cụ thể trong từng tuần, từng tháng và trong cả năm học.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Nhà trường cần hướng các tổ trưởng các khối và các giáo viên lập kế hoạch dạy học theo hình thức hai buổi/tuần của tổ và của từng giáo viên. Có thể hướng dẫn cụ thể trong kế hoạch của một, hai buổi, với việc lên kế hoạch nội dung cho từng buổi, ví dụ: buổi sáng thực hiện các nội dung như trong chương trình SGK quy định, buổi chiều tổ chức các hoạt động đa dạng khác, nhằm củng cố kiến thức và mở rộng các kỹ năng cho học sinh thơng qua các hoạt động ngoại khóa, các bài học cung cấp kiến thức và kỹ năng về ứng phó trong cuộc sống hiện đại.

Hiệu trưởng cơng khai việc kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động dạy học tác động đến suy nghĩ, hành động của mỗi cán bộ giáo viên để mọi người được bàn bạc, thống nhất các chỉ tiêu và đề ra các biện pháp thực hiện. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của mỗi cá nhân, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia vào quản lý hoạt động dạy học một cách phù hợp.

Hiệu trưởng đưa ra các tiêu chí đánh giá để thống nhất cách thực hiện và có sự đơn đốc, thực hiện nghiêm túc kiểm tra chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường khi triển khai thực hiện dạy học hai buổi/ngày, cần thực hiện nghiêm túc sự phân cấp quản lý, phát huy khả năng, trách nhiệm, quyền hạn của đội ngũ cán bộ quản lý, tổ khối chuyên môn và từng giáo viên trong quản lý hoạt động dạy học.

Hiệu trưởng cũng cần tiếp thu ý kiến từ phía đội ngũ giáo viên triển khai thực hiện để linh hoạt điều hòa trên cơ sở điều kiện của địa phương, tăng tính khả thi, đồng thời tăng cường sự học hỏi kinh nghiệm tổ chức và quản lý của các cơ sở bạn và tận dụng sự tham mưu của các cấp lãnh đạo.

chỉ đạo và hướng dẫn của Sở GD&ĐT địa phương dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Tùy từng địa phương, có thể đưa ra những quy định cụ thể cho các trường phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.Trong mỗi nhà trường, hiệu trưởng là người chỉ đạo nhà trường thực hiện mọi nhiệm vụ năm học. Người hiệu trưởng có thể chỉ đạo cải tiến việc thực hiện nội dụng và chương trình trong nhà trường dựa trên những quy định về thời lượng của mỗi ngày học gồm tổng số tiết buổi sáng dành cho việc truyền thụ kiến thức mới, còn buổi chiều dành cho ôn luyện kiến thức tăng cường các môn năng khiếu và môn tự chọn…

Với thời lượng tối đa 7 tiết/ngày, hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học hai buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu:

- Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Nơi có điều kiện thi tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa...

- Tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thực hành vận dụng kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, câu lạc bộ,...được tổ chức một cách linh hoạt theo điều kiện nhà trường và nhu cầu của học sinh.

- Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh một cách linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú, có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các trò chơi dân gian,...cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trường các trường Tiểu học phải lập kế hoạch cụ thể dạy học hai buổi/ngày trong kế hoạch tổng thể chung của nhà trường. Đồng thời, triển

khai thực kế hoạch đó cụ thể trong từng tuần, từng tháng và trong cả năm học đối với các cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường.

- Kế hoạch được lập phải phù hợp với chủ trương của Phòng GD&ĐT thành phố Hưng Yên về dạy học hai buổi/ngày.

- Các trường Tiểu học cần có sự đồng thuận giữa Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch dạy học hai buổi/ngày.

- Có sự ủng hộ của Hội phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương về vật chất và điều kiện để thực hiện chương trình, dạy học hai buổi/ngày.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học hai buổingày ở trường tiểu học TPHY (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)