Tổ chức dạy học cho HS làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp là giải pháp nhằm bảo đảm quá trình học tập diễn ra tích cực và hiệu quả. Thơng qua làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp làm cho việc học của HS trở nên mềm mại, linh hoạt, khơng máy móc, rập khn. Đờng thời sử dụng tối đa các ng̀n lực dạy học và tạo không gian hoạt động đa dạng, đễ thay đổi, nâng cao khả năng hợp tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. Với biện pháp này sẽ có tác dụng tạo mơi trường học tập đa thông tin cho HS, tạo cơ hội giúp HS tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực và kết quả nghiên cứu của cá nhân. Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu, đờng thời có tác dụng giúp HS phát triển hài hịa nhân cách của mình. Thông qua môi trường học tập hợp tác, HS không chỉ học được tri thức, kinh nghiệm, thái đợ mà cịn học được các kỹ năng thực hành, kỹ năng hợp tác, cộng tác, học cách tương tác. Ngoài ra học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp còn giúp HS phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học của HS như năng lực tổ chức, quản lý, tạo điều kiện để HS trải nghiệm thành công hay thất bại của mình.
Biện pháp tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp học thành các nhóm, tùy theo số lượng HS có thể chia thành 3 hoặc 4 nhóm, mỗi nhóm gờm 6 - 7 HS có năng lực học tập khơng đờng đều.
Bước 2: GV giao câu hỏi cho mỗi nhóm, tùy theo mục tiêu của bài học mà GV đưa ra chủ đề cho các nhóm nhằm làm xuất hiện tình huống có vấn đề ở HS.
Bước 3: GV quy định thời gian thảo luận, mục tiêu thảo luận của các nhóm. Bước 4: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập đã đề ra.
GV khuyến khích tinh thần tích cực tham gia của HS, tạo điều kiện để HS có thể chia sẻ, trao đổi, thảo luận để thống nhất ý kiến chung với các thành viên trong nhóm.
GV giám sát quá trình làm việc của các nhóm đờng thời có thể tham gia hợp tác với mợt số nhóm bất kỳ khi cần thiết.
Bước 5: Đại diện các nhóm lên trình bày nợi dung của nhóm mình và tổ chức thảo luận trước toàn lớp. Các thành viên khác của nhóm hoặc các nhóm bạn bổ sung.
Bước 6: GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm, nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc, sự sáng tạo của các nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận, sau đó hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức bài học.
Điều kiện để thực hiện biện pháp này
- Chủ đề đưa ra thảo luận phải hấp dẫn, lôi cuốn, chủ đề không quá đời thường - HS phải có sự chuẩn bị ở nhà ít nhất mợt tuần, có xây dựng đề cương trước giờ học.
- GV phải là người có chuyên mơn sâu, có năng lực tổ chức, điều khiển, chỉ đạo lớp học để có thể đóng vai trị là người trọng tài khoa học. Giáo án phải được thiết kế theo một quy trình công nghệ dạy học, theo kỹ thuật tổ chức nhóm. GV phải nắm vững trình đợ của HS để phân nhóm cho hợp lý.
- GV trình bày mục tiêu tiết học như là mục tiêu của nhóm, đờng thời tạo được sự liên thông giữa các thành viên của nhóm.
- Khún khích HS chia sẽ những ý tưởng, tài liệu, nguồn thông tin cho nhau, GV chỉ là người cố vấn, người tổ chức, người điều khiển.
- GV phải giám sát quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm và sự cợng tác giữa các thành viên, có hỗ trợ khi cần thiết.
- GV phải có những nhận xét, đánh giá chung về kết quả làm việc của các nhóm và cá nhân, khen ngợi nhóm hoặc cá nhân có thành tích tốt trong quá trình thảo luận.
Như vậy, nhờ việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kết hợp với việc thảo luận toàn lớp mà kiến thức thu được của HS bớt phần chủ quan, phiếm diện, làm tăng thêm tính khách quan, khoa học. Qua việc hợp tác giữa các HS mà kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ. Nhờ khơng khí thảo luận sôi nổi, cởi mở nên những HS nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe, có phê phán ý kiến của bạn, từ đó HS dễ hịa nhập, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập. Ngoài ra học tập theo nhóm kết
hợp với thảo luận toàn lớp còn giúp các em phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học, năng lực tổ chức, quản lý, tự quản của HS. Tạo điều kiện để mỗi HS có cơ hợi trải nghiệm thành công hay thất bại của bản thân mình để từ đó có những biện pháp khắc phục những hạn chế phát huy những những điểm mạnh vốn có.