PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào môn giáo dục công dân lớp 10 THPT (Trang 28 - 30)

- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt các vai trò của

PHẦN III: KẾT LUẬN

Tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong chương trình Giáo dục cơng dân trong nhà trường Trung học phổ thơng nói chung, chương trình giáo dục công dân lớp 10 nói riêng đang là một yêu cầu bắt buộc của Đảng và Nhà nước ta. Nhằm mục đích giúp học sinh hiểu biết sâu, rộng hơn về tư tưởng, đạo đức của Người, hình thành ở học sinh tình cảm và niềm tin yêu vững chắc đối với Bác Hồ. Từ đó, thơi thúc các em tích cực học tập, lao động và rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình theo

gương Bác Hồ vĩ đại.

Trước u cầu đó, địi hỏi tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy

mơn Giáo dục Cơng dân nói riêng phải có sự cố gắng trong việc tự tìm hiểu và học tập

tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết của mình về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp cho việc tích hợp tư tưởng, tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học một cách thuận lợi hơn. Đây cũng chính là yêu cầu đối với mỗi giáo viên trong việc ln ln học tập nâng cao

trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cũng như đạo đức nghề nghiệp của bản thân.

Để việc tích hợp đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi giáo viên phải biết lựa

chọn chủ đề, nội dung tích hợp phù hợp; phải biết tích hợp một cách linh hoạt cho từng nội dung cụ thể. Đồng thời phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, cũng như việc sử dụng phương tiện dạy học phải hợp lí, khoa học.

Qua q trình tiến hành thí điểm việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung chương trình giáo dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ thông theo các yêu cầu nêu trên đã đem lại kết quả khả quan. Tôi nhận thấy nếu giáo viên

hiểu rõ khái niệm tích hợp và mục đích của việc tích hợp là hết sức cần thiết và quan trọng.

Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục cơng dân cần có tâm huyết với việc giảng dạy nói chung và tâm huyết với việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng để làm cho bài học thêm gần gũi hơn với học trò, giờ học phong phú, sinh động và có sức cuốn hút học trị hơn, sẽ góp phần làm thay đổi được nhận thức của học sinh và những người xung quanh về vị trí và tầm quan trọng của môn học.

- Về phía giáo viên cần phải có sự đầu tư tìm tịi, lựa chọn tư liệu, tranh ảnh…sao cho phù hợp và phải có sự chắt lọc thơng tin, cần có sự đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Về phía nhà trường tạo điều kiện, trang bị thêm thiết bị cho bộ mơn. - Về phía nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa tới bộ mơn Giáo dục cơng

dân, có nội dung giảng dạy khoa học, cung cấp trang thiết bị dạy học phù hợp, có

các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tăng số tiết của bộ môn.

Đề tài mới được áp dụng trong năm học 2013-2014. Do đó, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, người thực hiện sẽ tiếp tục vận dụng, theo dõi để khắc phục

những khiếm khuyết, và bổ sung cho hoàn thiện hơn vào năm sau.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện

hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Kim Động, tháng 4 năm 2014

Người viết

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào môn giáo dục công dân lớp 10 THPT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)