Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số kinh nghiệm trong chỉ đạo bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp (Trang 28)

1 .Tính mới của đề tài

3. Lợi ích kinh tế xã hội

3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng

+ Các giải pháp được áp dụng đơn giản, dễ vận dụng cho mọi đối tượng phụ huynh, giáo viên và học sinh các khối lớp.Với phụ huynh thì giải pháp này vừa rèn luyện cho con viết được chữ đẹp, vừa rèn luyện cho con các đức tinh tốt như cần cù, kiên trì, nhẫn nại, ... vừa giúp cho tình cảm gia đình thêm gắn kết, yêu thương nhau hơn; Với đội ngũ quản lý thì mối quan hệ với cộng đồng được đẩy mạnh, chỉ đạo giáo viên sâu sát hơn, dễ gần gũi với tập thể hơn; với giáo viên thì cơng việc luyện viết trong các giờ lên lớp nhẹ nhàng hơn , chất lượng lại cao hơn; với học sinh thì chữ viết đẹp hơn, các em thích thú hơn trong học tập, vui vẻ, yêu đời hơn trong và ngoài lớp học; học sinh sẽ vận dụng một cách dễ dàng, khá linh hoạt trong mọi trường hợp cần thiết để trình bày một văn bản đẹp và cách sử dụng các mẫu chữ sáng tạo , đem lại hương vị tươi mát cho cuộc sống..

+ Sáng kiến kinh nghiệm này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ Quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Nếu sự phối hợp này là nhịp nhàng, ăn ý thì chất lượng sẽ vượt trội, trái lại thì chất lượng khơng thể đạt được như ý muốn. Sự phối hợp giữa các lực lượng trên cịn có tác động sâu xa là phần lớn xã hội sẽ cùng nhâu tham gia vào quá trình luyện viết chữ đẹp, tạo ra mơi trường văn hóa gần gũi với mọi người.Một bộ phận khơng nhỏ của cộng đồng sẽ nắm bắt được các kỉ thuật cơ bản của chữ viết Tiếng Việt, thúc đẩy phong trào viết chữ đẹp lan tỏa trong cộng đồng việt.

- Chất lượng của đề tài:

Đề tài đã được áp dụng thử nghiệm tại Trường Tiểu học Mỹ Trinh và đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp ở tất cả các khối lớp trong nhà trường. Ngoài ra, đề tài cũng giúp cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác, được Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm cấp Trường cơng nhận các giải pháp áp dụng có hiệu quả thiết thực.

- Hiệu quả sử dụng:

Sau 3 năm dạy thử nghiệm, kết quả học tập của học sinh ở phân môn Tập viết qua các kỳ dự thi học sinh viết chữ đẹp các cấp được nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:

Năm học Số học sinh dự thi Số học sinh đạt chữ đẹp cấp Trường Số học sinh thi chữ đẹp cấp Huyện Số học sinh đạt chữ đẹp cấp Huyện Số học sinh không đạt chữ đep cấp Huyện. 2012-2013 56 33 5 3 2 2013-2014 56 37 5 4 1 2014-2015 56 41 5 5 0 2015-2016 56 42 5 5 0 3.3 Tác động tích cực của đề tài - Tác động xã hội:

+Phụ huynh học sinh, giáo viên, học sinh nhận biết và ứng dung thành thạo các kỹ năng viết đúng mẫu chữ và viết đẹp, nhanh từ đó giúp cho tiết học Tập viết diễn ra nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao. Các em hứng thú hơn, vui vẻ hơn, học tập một cách tích cực và tự giác, làm cho các em thêm yêu Tiếng Việt, bảo vệ sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt đem lại nguồng càm hứng cho thư pháp Tiếng việt.

+ Công tác dạy và học ở môn phân môn Tập viết về kỷ xảo viết đẹp được nâng lên tầm cao mới, có hiệu quả cao, ít tốn thời gian để giáo viên giải quyết vấn đề này.

+ Phong trào luyện viết chữ đẹp phát triển rộng khắp trong và ngoài nhà trường, tạo nên nét đẹp tươi mới cho xã hội.Chẳng hạn, hiện nay tịa thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tình, thành khác trong cả nước nhiều trung tâm Luyện viết chữ đẹp được nhiều tầng lớp trong xã hội theo học và trở thành một phong trào yêu thích của nhiều người, góp phần đảm bảo lối sống lành mạnh, tránh được một số tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.Một vài ví dụ:

Nhiều trung tâm lun vjeets hình thành rất có hiệu quả ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ....

Cơ giáo tương lai Lý Hồng Ngát tự mày mò học viết chữ đẹp theo cách sáng tạo riêng của mình. Ngát mong có thể rèn nét chữ, nết người cho học trị sau khi ra trường.

Ngát cho biết, cơ bắt đầu luyện viết chữ đẹp ngay từ năm đầu tiên của đại học, bởi đây là  kỹ năng cơ bản và cần thiết với nghề nghiệp. Sau đó cơ tự học trên mạng, có tham gia  lớp luyện chữ trong 3 ngày của thầy giáo Nguyễn Đương Ánh.

Ngày 20/11, Ngát  tham dự và đạt giải cuộc thi của fanpage Chữ đẹp và nghệ thuật sáng

tạo tổ chức. Cô cũng học hỏi được nhiều nét chữ nghệ thuật sáng tạo trên mạng xã hội, 

dần tạo nên phong cách riêng.

- Cải thiện môi trường, điều kiện lao động:

+Nhờ áp dụng những kinh nghiệm mà tơi đã trình bày, phụ huynh học sinh, giáo viên đã tác động đến học sinh cho nên các em nắm được kỷ thuật viết bài học một cách dễ dàng, rút ngắn thời gian học tập mà vẫn đạt chất lượng cao ở mọi bài Tập viết. Như vậy, môi

trường học tập( chính là mơi trường lao động-học tập của tuổi thơ) được nhẹ nhàng, thoải mái cho nên chất lượng học tập phân mơn Tập viết nói riêng, các mơn học khác nói chung sẽ được nâng cao, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Môi trường học tập được cải thiện, điều kiện học tập( lao động) được thoải mái thì chất lượng học tập chắc chắn đạt hiệu quả cao. Chất lượng không cao sao được khi sức khỏe về tinh thần dồi dào, sức khỏe về thể chất sung mãn nhờ áp dụng phương pháp dạy học mới.

+ Nhờ áp dụng những kinh nghiệm mà tơi đã trình bày, giáo viên giảng dạy phân môn Tập viết trở nên rõ ràng, tiết học sinh động, hứng thú, tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn đạt hiệu quả cao. Qua tính tốn, số thời gian và số tiền có thể tiết kiệm được như sau: ( Đây là bảng tính hữu hình nhưng khơng thực tế, vì thời gian tiết kiệm được giáo viên sẽ làm gì, số tiền tiết kiệm được ở đâu?)

Thời gian

Số tiết Thời gian dạy(phút)

Số tiền cần trả ( Đồng)

Thời gian tiết kiệm (phút)

Tiền tiết kiệm (đồng) 1 tiết/ tuần 1 40 57 000 15 21 000 1 tháng 4 160 228 000 60 84 000 6 tháng 24 960 1 368 000 360 504 000

Theo bản thân tơi, lợi ích cơ bản trong việc cải thiện mơi trường và điều kiện lao động là:

Thứ nhất: Học sinh nắm vững kỷ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong việc rèn luyện viết chữ vừa

nhanh, vừa đẹp sẽ tạo cho các em niềm vui và sức khỏe tốt, mà ai cũng biết sức khỏe quý hơn vàng, vì thế tiền bạc khơng thể tính vào đây một con số cụ thể.

Thứ hai: Khi nắm vững các yếu tố trên, học sinh sẽ học tập tốt hơn ở tất cả các môn học,

nghĩa là các em lao động –học tập tốt hơn. Đây chính là sự cải thiện mơi trường lao động tốt nhất

Thứ ba: Phụ huynh học sinh,giáo viên bớt đi nhọc nhằn khi chỉ bảo, dạy dỗ các em. Thứ tư: Đây là điều kiện tốt nhất để học sinh thành nhân cách một con người: kiên trì,

nhẫn nại, tự tôn, tự trọng, ....

* Một số bài viết minh họa của học sinh trường Tiểu học Mỹ Trinh trong kỳ thi viết

PHẦN C. KẾT LUẬN1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp

Đề tài giúp cho phụ huynh học sinh, giáo viên, học sinh hiểu biết sâu sắc các kỷ thuật

viết chữ cơ bản trong mẫu chữ, biết được cấu trúc của một chữ viết hoàn chỉnh bắt đầu từ điểm đặt bút, điểm dừng bút, rồi rê bút, lia bút, ...cả về đúng mẫu chữ hiện hành và mẫu chữ sáng tạo. Các em có thể viết chữ đứng nét đều hoặc nét thanh nét đậm; hay viết kiểu chữ xiên nét thanh nét đậm , chữ xiên nét đều ; hoặc kiểu chữ sáng tạo thư pháp... Học sinh phát triển kĩ năng, kĩ xảo khi viết bài, văn bản và các tố chất khác như kiên nhẫn, nhạy bén, linh hoạt.... Các em còn biết nhận diện, xác định các dạng bài viết như trình bày đoạn văn; trình bày đoạn thơ với các dạng như thơ lục bát, thơ bảy chữ, thơ năm chữ, ..., phân tích kĩ, chính xác u cầu của đề bài, từ đó định hướng cho bài viết của mình. Để đạt được điều này, phụ huynh học sinh, giáo viên cần chú ý:

-Trong quá trình hỗ trợ và giảng dạy, phụ huynh học sinh, giáo viên khơng nên nóng vội mà phải uốn nắn, chỉnh sửa từng tí một, sao cho các em từ viết chưa đúng mẫu chữ đến viết đúng mẫu chữ; từ đúng mẫu chữ đến viết nhanh, viết đẹp theo đúng mẫu chữ và viết chữ sáng tạo. Đặc biệt luôn xem xét phương pháp giảng dạy của mình sao cho hợp lí, điều chỉnh sao cho phù hợp với khả năng của học sinh, gây được hứng thú học tập cho các em.

- Không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học. Trong giảng dạy, người giáo viên không nên áp đặt học sinh mà phải động viên, khuyến khích học sinh, tích cự hóa hoạt động học tập, luyện tập là quan trọng, là nhân tố chủ yếu của kết qủa giáo dục.

- Phụ huynh học sinh, giáo viên luôn gợi mở, định hướng cho học sinh tìm tịi, khám phá kiến kiểu chữ viết mới. Củng cố lại các kiến thức về mấu chữ viết hiện hành và chữ viết sáng tạo, cách trình bày bài viết sao cho mới lạ nhưng phải hài hòa, cân đối bằng một số bài tập xoay quanh chủ đề đã học. Phụ huynh định hướng,giáo viên là người rèn cho học sinh cách tư duy thông minh, sáng tạo và luôn làm việc độc lập, nâng cao kết quả tự học của mình; tạo cho các em có niềm vui học tập, có hứng thú đặc biệt trong học tập. Giáo viên là người luôn ln dẫn dắt và giải quyết mọi tình huống vướng mắc mà các em gặp phải trong quá trình học tập( luyện viết)cho học sinh.

- Giáo viên phải tôn trọng, nghiêm túc thực hiện phương pháp giáo dục từ những điều đơn giản đến nâng cao, khắc sâu, …Để giúp học sinh nắm vững cách giải quyết các bài tập về nhận biết kỷ thuật viết và trình bày các văn bản một cách khoa học và đẹp nhất, giáo viên cũng cần lưu ý các điểm sau:

- Tìm ra phuơng pháp trình bày cho phù hợp với từng kiểu chữ viết, như kiểu chữ viết chân phương, kiểu chữ viết sáng tạo theo kiểu chữ thư pháp.

- Gợi ý cho học sinh hướng trình bày các dạng bài khác nhau như văn xuôi, các thể thơ khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi bài viết. Học sinh cần nắm được các bước tiến hành viết, trình bày một bài tập.

- Lưu ý cho học sinh cách trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Rèn chữ viết đúng, đẹp cho các em, tạo cho các em thói quen cẩn thận, bền bỉ, khoa học cần thiết cho cuộc sống.

2.Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp

* Giải pháp này có thể giúp phụ huynh học sinh, giáo viên nắm bắt được các kỷ thuật cơ bản của chữ viết Tiếng việt, từ đó sử dụng những hiểu biết này để hỗ trợ,giảng dạy cho học sinh.

* Giúp học sinh biết hoạt động độc lập, biết tự tìm tịi kiến thức, vận dụng vào bài tập viết một cách chủ động, thoải mái nhất.

*Với phương pháp chỉ đạo này, học sinh nắm kiến thức một cách cơ bản, sâu sắc và vững chắc, hình thành ở các em thói quen luyện viết, xác định yêu cầu của đề bài; Có ý thức trình bày bài sạch sẽ, khoa học, biết viết chữ sáng tạo, trình bày hợp lí, biết sử dụng các kiểu chữ sáng tạo khác nhau, đúng văn cảnh, hợp ý tứ. Ngồi ra các em có thêm thói quen kiểm tra, sốt lại bài viết của mình.

*Góp phần bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập của học sinh đối với phân mơn Tập viết nói riêng, mơn Tiếng Việt và các mơn học khác nói chung và vận dụng vào trong cuộc sống thực tại một cách hoàn hảo.

Chính vì những lý do trên mà triển vọng của đề tài có khả năng phát huy một cách mạnh mẽ, tích cực, càng ngày càng phát triển hơn. Nó song song, trường tồn cùng thời gian và các phương pháp khác mỗi khi phụ huynh học sinh,giáo viên hay học sinh có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp viết đúng, viết nhanh, viết đẹp, viết sáng tạo và cách sử dụng phương pháp sao cho đúng nhất, hay nhất.

3.Đề xuất:

Để Sáng kiến kinh nghiệm này đạt hiệu quả cao nhất, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn yêu cầu sau:

+ Đối với phụ huynh học sinh học sinh:

Phụ huynh học sinh cần có những hiểu biết nhất định về các kỉ thuật viết đúng mẫu chữ cơ bàn, dành thời gian hướng dẫn thêm cho con, em luyện viết ở nhà để hình thành thói quen luyện viết chữ đẹp cho các em.

+ Đối với giáo viên:

- Khơng ngừng học hỏi, tìm tịi tích luỹ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính các em học sinh.

- Nắm chắc các kỉ thuật viết chữ đúng mẫu, chương trình sách giáo khoa và nâng cao mở rộng kiến thức để bồi dưỡng cho các em được tốt.

- Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh làm trung tâm. Luôn cập nhật những phương pháp giảng dạy mới bên cạnh kế thừa những điểm ưu việt của phương pháp cũ. Có trách nhiệm cao đối với học sinh. Cần động viên, quan tâm, kích thích hứng thú học tập cho các em.

+ Đối với học sinh:

Các em cần quan tâm, xác định đúng vị trí, tầm quan trọng phân môn Tập viết trong

học tập và trong cuộc sống hằng ngày để có sự đầu tư thích đáng.

+ Đối với nhà trường và các cấp quản lí:

- Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức.

-Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo.

- Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.

- Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ và tay nghề cao. Đặc biết là những giáo viên đạt giải cao qua các lần thi cấp Huyện, cấp Tỉnh

- Tiếp tục tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cấp Trường, cấp Huyện, cấp tỉnh và cấp Quốc gia để tạo diều kiện cho giáo viên, học sinh giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; Tiếp tục thực hiện phong trào kiểm tra Rèn chữ giữ vở trong toàn nghành Giáo dục.

-Dành cho chương trình lớp 4, lớp 5 mỗi tuần một tiết như các lớp 2,3.

Trên đây là những kinh nghiệm, những giải pháp mà tôi đã đúc kết được trong thực tiễn chỉ đạo công tác Bồi dưỡng luyện viết chữ đẹp và đã mang lại hiệu quả nhất định. Bản thân mong muốn được chia sẻ, góp ý kiến bổ sung của các nhà quản lý chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hồn chỉnh hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Mỹ trinh, ngày 20 tháng 2 năm 2016 Người viết đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong quá trình thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tham khảo và sử dụng một số tài liệu sau:

+ Sách Tiếng việt các lớp Một, Hai, Ba, Bốn và lớp Năm; + Giáo trình Tiếng việt của nhà xuất bản giáo dục.

+ Một số trang mạng có liên quan đến lĩnh vực luyện viết chữ đẹp. + Một số Sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1

I. Đặt vấn đề..............................................................................................................1

1. Thực trạng của vấn đề......................................................................................1

1.1. Đối với chương trình sách giáo khoa........................................................2

1.2. Đối với học sinh..........................................................................................3

1.3 Đối với giáo viên..........................................................................................3

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới...........................................................4

2.1 Ý nghĩa.........................................................................................................4

2.2 Tác dụng của giải pháp mới.......................................................................5

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................................5

II. Phương pháp tiến hành......................................................................................5

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số kinh nghiệm trong chỉ đạo bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp (Trang 28)