Đặc điểm phân môn Lịch sử

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đại học đề tài Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân môn Lịch sử lớp 4 (Trang 26 - 28)

1. Cở sở lí luận

1.8.2. Đặc điểm phân môn Lịch sử

Tầm quan trọng của Lịch sử đối với cuộc sống của chúng ta là vô cùng có ý nghĩa, đặc biệt góp phần hết sức đắc lực vào việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bộ môn giúp học sinh xây dựng niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng vào con đường xã hội chủ nghĩa. Nội dung học tập tại trường phổ thông cung cấp cho các em hiểu được quy luật phát triển của xã hội loài người về sự hưng thịnh và suy vong của mỗi chế độ xã hội tồn tại trong Lịch sử, trong đó có sự thay thế của chế độ cao hơn, tiến bộ hơn chế độ trước là một quy luật. Trên cơ sở được học tập như vậy, học sinh hình thành một thế giới quan duy vật biện chứng khoa học, lòng tin vững chắc vào sự phát triển của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.

Lợi thế của phân môn Lịch sử trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh chính là các sự kiện Lịch sử, các mốc Lịch sử đáng chú ý. Đặc biệt là các nhân vật Lịch sử, những người anh hùng cứu nước, những chiến sĩ cách mạng hết lòng vì dân vì nước. Đây là những nhân cách lớn, những tấm gương sáng chói về nhiều mặt cho học sinh noi theo. Những nhân vật Lịch sử thời kì nào cũng có, nhân cách của kẻ sĩ Việt Nam nhân cách người chiến sĩ cách mạng trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ dựng nước và giữ nước hoặc những nhân cách lớn của thế giới qua các thời kỳ là những bài học lớn cuả nhân cách học sinh. Thông qua, việc tìm hiểu những nhân vật, sự kiện Lịch sử, chúng ta sẽ giúp các em hiểu được cái cốt lõi nhân cách của

người Việt Nam trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, quý trọng lao động, biết giữ gìn bản sắc văn hoá đân tộc, tự tin, trung thực, ham học hỏi, nhân hậu khiêm tốn sống lạc quan… Chính bản sắc riêng trong nhân cách của người Việt Nam qua các nhân vật Lịch sử mà học sinh tiếp thu được qua các giờ học góp phần hết sức to lớn với việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Từ việc nắm vững các kiến thức Lịch sử về truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông ta. Học sinh xác định rõ trách nhiệm của mình trong cuộc sống hiện tại. Việc giáo dục truyền thống và tự hào với quá khứ vẻ vang của dân tộc là điều hết sức cần thiết trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.

Phần Lịch sử lớp 4, không trình bày Lịch sử theo một hệ thống chặt chẽ mỗi bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật Lịch sử tiêu biểu điển hình của một giai đoạn Lịch sử nhất định. Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nội dung như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu đảm bảo phù hợp với thời lượng dành cho môn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, một sự kiện hiện tượng hay nhân vật Lịch sử không thể hình thành và phát triển một cách cô lập mà trong bối cảnh đó.

Phân môn Lịch sử cung cấp kiến thức cho học sinh tiểu học gồm bốn loại cơ bản sau:

+ Kiến thức về các sự kiện Lịch sử; + Kiến thức về các nhân vật Lịch sử;

+ Kiến thức cơ bản về các thành tựu mọi mặt trong đời sống xã hội của Lịch sử dân tộc;

+ Kiến thức cơ bản về một giai đoạn thời kỳ Lịch sử;

Trong các nhóm kiến thức trên thì nhóm kiến thức về các sự kiện Lịch sử chiếm thời lượng lớn, nhân vật Lịch sử vừa phải.

Từ những đặc điểm của môn học như đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy đây là môn học mà GV có nhiều cơ hội để đổi mới phương pháp dạy học. Bằng việc xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan cũng có tác động tích cực đối với việc đổi mới cách truyền thụ kiến thức cho học sinh. Hướng đổi mới này không những phát huy được vốn sống, vốn kiến thức ở các em mà còn phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người mới trong giai đoạn hiện nay. Khi sử dụng phương pháp này giáo viên không còn là người truyền thụ những tri thức có sẵn cho học sinh theo kiểu áp đặt, bắt học sinh phải nhớ, phải thuộc mà giáo viên trở thành người thiết kế, người tổ

chức định hướng các hoạt động cho các em, tạo điều kiện cho các em được trực tiếp cận với đối tượng học tập, được tham gia hoạt động vui chơi để từ đó rút ra tri thức của bài học, học sinh đóng vai trò chủ thể của hoạt nhận thức, các em tiếp nhận nhiệm vụ học tập thông qua việc tham gia vào việc làm bài trắc nghiệm khách quan, qua sự tổ chức của giáo viên và tự rút ra kết luận khoa học.

Tóm lại: Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan vào trong dạy học phân môn Lịch sử thực chất là việc chuyển giao nội dung kiến thức của bài học thành các nhiệm vụ học tập thông qua làm bài kiểm tra ngắn gọn để tìm kiếm tri thức của bài học.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đại học đề tài Xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan phân môn Lịch sử lớp 4 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)