Thứ nhất, tổ chức trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng luật pháp
để đại biểu nắm chắc được bản chất, nguyên tắc, hệ thống khái niệm và cấu trúc hệ thống pháp luật... theo một chương trình bài bản, thường xuyên phù hợp với từng đối tượng đại biểu.
Thứ hai, hồn thiện cơ chế để ĐBQH có điều kiện thuận lợi về mặt thơng
tin, tư liệu, ý kiến tư vấn của chuyên gia, nhà khoa học... đối với những nội dung nhiệm vụ chuyên môn...
Thứ ba, về bảo đảm thu nhập cho ĐBQH
NCS cho rằng, mức chi trả cho tiền lương hàng tháng của ĐBQH có thể được xem xét bảo đảm theo hướng khơng dưới 30 triệu đồng/người. Ngồi ra, cần có chế độ hỗ trợ hoạt động tổng thể đối với ĐBQH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu.
Thứ tư, tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy giúp việc các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH
Hiện tại đã có bộ máy giúp việc các cơ quan của QH và các ĐBQH. Tuy nhiên, việc hoàn thiện bộ máy giúp việc QH và ĐBQH cần phải được đặt ra thường xuyên.
KẾT LUẬN
Hoạt động của ĐBQH có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu lực, hiệu quả quy định pháp luật về Quốc hội và ĐBQH, mặt khác phản ánh chất lượng, năng lực hoạt động ĐBQH trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của ĐBQH Việt Nam và quy định pháp luật về hoạt động của ĐBQH, Luận án đã tiếp tục luận chứng một số vấn đề về hoạt động của ĐBQH: hệ thống khái niệm liên quan đến hoạt động của ĐBQH, đặc điểm hoạt động của ĐBQH, yêu cầu và các điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH... Luận án cũng khảo cứu, rút ra một số kinh nghiệm hoạt động của ĐBQH ở một số nước trên thế giới và những khả năng có thể nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Luận án xác lập hệ thống những vấn đề lý luận về hoạt động của ĐBQH, đồng thời với việc đánh giá tương đối toàn diện về các mặt hoạt động của ĐBQH qua một số nhiệm kỳ QH gần đây (đặc biệt là từ nhiệm kỳ QH khóa XIII, XIV). Thực tiễn đã cho thấy hoạt động của QH được định tính, định lượng rất nhiều bằng hiệu quả hoạt động của hai trụ cột chính trong tổ chức và hoạt động của QH là các cơ quan của QH và ĐBQH. Về bản chất, ĐBQH mới thực sự là trung tâm trong hoạt động của QH. Chất lượng hoạt động của ĐBQH đã nâng lên rõ rệt, quy định pháp luật về ĐBQH có nhiều thay đổi phù hợp tạo điều kiện cho ĐBQH hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của ĐBQH vẫn cịn đó những khoảng cách nhất định so với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của ĐBQH, để tăng cường hiệu quả hoạt động của ĐBQH, Luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cả ở góc độ pháp lý và thực tiễn hoạt động nhằm bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH, như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ĐBQH; hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ĐBQH; cải tiến, đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH; phát huy vai trò hạt nhân của ĐBQH trong hoạt động của QH; tăng cường tính chun mơn, chun trách của ĐBQH; hoàn thiện phương thức hoạt động của ĐBQH; cơ chế giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của ĐBQH, cơ chế để ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri, trước Nhân dân; về các điều kiện vật chất, nhân lực giúp việc, yếu tố kỹ thuật, tổ chức hoạt động của ĐBQH. Các giải pháp đã góp phần vào quá trình hồn thiện hoạt động của ĐBQH, từ đó góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của QH đi vào chiều sâu, phúc đáp những yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCH của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và thực hiện dân chủ XHCN sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội./.