.5 Tình hình nợ xấu BĐS

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82)

Đơn vị: Nghìn tỷ VNĐ

Biểu đồ 3.6 Dƣ nợ cho vay BĐS

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trong năm 2014, GDP tăng trưởng ở mức 5,98% với sự tăng trưởng mạnh từ khu vực công nghiệp và xây dựng. Và theo đánh giá, kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ phục hồi cao hơn và có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6% - 6,2%/năm. Kết này dựa trên các yếu tố như (1) chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm dưới tác động của giá năng lượng giảm mạnh (2) lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ nhu cầu đầu tư và tiêu dùng, (3) sự hồi phục của thị trường BĐS, (4) triển vọng ký kết các hiệp định thương mại. Tuy nhiên, cũng có một số rủi ro mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt như (1) tình hình kinh tế ở Châu Âu, Nhật, và Trung Quốc vẫn cịn nhiều khó khăn tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu và nguồn vốn FDI, (2) doanh nghiệp và cá nhân có năng lực tài chính yếu kém sẽ vẫn khó tiếp cận vốn vay và (3) sức cầu về hàng hóa dịch vụ vẫn cịn yếu do thu nhập chậm cải thiện.

Bên cạnh tình hình kinh tế đang được cải thiện cũng với mức lãi suất thấp, nhiều quy định và chính sách có lợi cho thị trường BĐS cũng đã được ban hành trong thời gian qua. Điển hình như Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Thông Tư 32 thúc đẩy việc giải

ngân gói 30,000 tỷ, Thơng tư 36 giảm hệ số rủi ro cho vay đối với BĐS từ 250% xuống 150%, và Luật kinh doanh BĐS quy định chặt chẽ hơn điều kiện kinh doanh BĐS giúp ổn định nguồn cung.

Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong năm trước, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, cho khoảng 35 dự án. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như Lotte Smart Complex (2 tỷ USD), Amata City - Long Thành (530 triệu USD) và Hà Nội West Gate - Kepple Land (140 triệu USD). Do đó, đây cũng yếu tố quan trọng hỗ trợ lực cầu Xây Dựng Dân Dụng trong thời gian tới.

Thị trƣờng Xây dựng Công nghiệp

Xây dựng Công Nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư xây mới và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, lực cầu trong xây dựng cơng nghiệp sẽ biến động theo sức khỏe của nền kinh tế và lượng vốn FDI vào Việt Nam. Như đã phân tích ở phần Xây dựng Dân dụng, GDP Việt Nam hiện đang tăng trưởng ở mức 5,98%/năm với tốc độ tăng trưởng mạnh từ khu vực công nghiệp đạt 7,1%/năm. Trong 2015, GDP sẽ bức phá mạnh hơn với tăng trưởng dự kiến ở mức 6,2%/năm, do sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô như lãi suất và chi phí đầu vào giảm các doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm hỗ trợ lực cầu tiêu dùng.

Lượng vốn FDI đỗ vào Việt Nam hàng năm sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm yếu tố bên ngồi (tình hình kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng của các tập đoàn xuyên quốc gia, xu hướng của dòng vốn), và yếu tố trong nước (tăng trưởng thị trường, thủ tục pháp lý, môi trường kinh doanh, lao động, và hạ tầng)

Theo thống kê của tổ chức FDI Intelligence, có 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới động thu hút vốn FDI bao gồm: Tăng trưởng thị trường, dễ dàng tiếp cận thị trường, môi trường kinh doanh, nhân lực có trình độ, hạ tầng, và chi phí hoạt động thấp. Theo một khảo sát khác của Standard Chatered, thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến quyết định đầu tư ở Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớn, chi phí nhân cơng và hoạt

động thấp. Điều này cho thấy nước ta còn rất nhiều hạn chế về các cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp FDI.

Thị trƣờng Xây dựng Cơ sở Hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là một trong những yếu tố cơ sở cho việc thu hút vốn FDI ở Việt Nam, tuy nhiên theo đề cập ở phần xây dựng công nghiệp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển là một trong những điểm yếu của Việt Nam. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trước khi ra quyết định. Một quốc gia có đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư. Do vậy, để đẩy mạnh nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế, phát triển CSHT là một những nhiệm vụ trọng điểm hiện nay.

3.2 Thực trạng về cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai ngành Xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017

Trong khoảng thời gian 13 năm từ năm 2005 đến năm 2017, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động lớn, cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế khi hội nhập quốc tế, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, những chính sách của Chính phủ hậu khủng hoảng đã góp phần ổn định lại nền kinh tế. Ngành Xây dựng, cũng giống như các ngành kinh tế khác, đã trải qua một thời kì nhiều biến động, điều này thể hiện rõ nhất trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017.

Cơ cấu vốn là sự kết hợp giữa nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ vay trên tổng vốn (Trần Hùng Sơn, 2014) để phản ánh cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nghiên cứu. Tỷ lệ nợ đo lường bằng tổng giá trị sổ sách của nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn trên tổng vốn (tổng nợ vay cộng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp). Bình quân cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng giai đoạn 2005 - 2017 được thể hiện trong Biểu đồ 3.7.

Biểu đồ cho thấy tỷ lệ nợ vay trên tổng vốn trung bình qua các năm của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng luôn ở mức rất cao (trên 60%). Tuy nhiên có xu hướng giảm dần. Năm 2005 và năm 2006 các doanh nghiệp niêm yết ngành

Xây dựng có tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn trung bình lần lượt là 76,1% và 78,79%. Trong các năm 2007-2017, trung bình tỷ lệ nợ vay trên tổng vốn của các doanh nghiệp ngành Xây dựng đã có sự giảm sút rõ rệt. Trong đó, CCV bình qn của các doanh nghiệp thuộc bộ Xây dựng cao hơn CCV bình quân của các doanh nghiệp tư nhân. Điều này phù hợp với thực tế, do khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp tư nhân thường thấp hơn.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.7 Cơ cấu vốn bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng giai đoạn 2005-2017

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Stockplus

Do đặc thù của ngành, các công ty xây dựng thông thường sẽ sử dụng nợ vay để thực hiện dự án. Do đó, các cơng ty xây dựng thường sẽ có 1 khoản nợ vay nhất định trong tổng tài sản. VCG và CII là 2 doanh nghiệp có giá trị nợ vay lớn nhất

0.789 0.792 0.703 0.656 0.692 0.660 0.673 0.674 0.678 0.675 0.683 0.695 0.679 0.734 0.750 0.667 0.662 0.655 0.622 0.629 0.645 0.628 0.616 0.605 0.581 0.582 0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900 0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 0.900 2005200620072008200920102011201220132014201520162017 CCV bình quân của DN thuộc bộ Xây dựng

CCV bình quân của DN tư nhân CCV bình quân

trong các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, khi xét về tỷ lệ đòn bẩy tài chính, LM8, SC5, và HBC có tỷ lệ sử dụng nợ cao nhất trong ngành. Tỷ lệ nợ cao sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh các công ty trong ngành, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng Dân Dụng và Cơng Nghiệp, vì biên lợi nhuận của 2 lĩnh vực này tương đối thấp. Ví dụ, như LM8 có biên lợi nhuận gộp vào khoảng 8% nhưng chi phí lãi vay đã chiếm 3%. Do đó, điều tiết nợ vay hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty Xây dựng, vì với mức chi phí lãi vay thấp các doanh nghiệp có thể bỏ mức giá thầu hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.8 Cơ cấu nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp thuộc bộ Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Stockplus

Bên cạnh việc xem xét tỷ lệ nợ vay trên tổng vốn trung bình thì việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cũng rất quan trọng góp phần đánh giá một cách tồn diện và chính xác hơn về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp. Các kết quả tính tốn của tác giả cho thấy cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc bộ Xây

28.255 26.501 21.375 14.333 14.172 17.256 17.400 17.613 18.616 17.365 17.803 28.635 17.410 11.354 11.042 8.473 9.082 9.563 8.592 7.073 6.717 5.282 5.779 6.487 6.800 5.115 20.640 20.222 28.938 33.407 29.569 32.040 31.099 31.181 30.478 31.286 31.736 133.828 150.401 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản bình quân của các DN thuộc bộ Xây dựng Tỷ lệ vay dài hạn bình quân của các DN thuộc bộ Xây dựng

dựng có sự biến động liên tục qua các năm, cụ thể cơ cấu vốn của các doanh nghiệp này được thể hiện ở Biểu đồ 3.8.

Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn trên tổng vốn của các doanh nghiệp này có thay đổi qua các năm nhưng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2005 và năm 2006, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc bộ Xây dựng chiếm tới tỷ trọng lớn nhất gần 30% tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp này. Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Xây dựng đến năm 2017 có xu hướng giảm.

Tương tự, Biều đồ 3.9 cho biết cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.9 Cơ cấu nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp tƣ nhân tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Stockplus

19.592 22.547 16.426 14.164 14.021 13.592 14.480 16.742 16.539 15.382 13.544 41.269 14.732 16.385 10.239 9.093 7.015 7.436 8.081 8.570 7.647 8.927 8.972 9.574 8.531 8.112 26.248 24.775 32.937 33.185 33.999 36.952 36.165 34.785 36.351 37.856 39.457 209.691 210.164 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản bình quân của các DN tư nhân Tỷ lệ vay dài hạn bình quân của các DN tư nhân

Theo Biểu đố 3.9, các doanh nghiệp tư nhân cũng có tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ lệ nợ dài hạn và cơ cấu nguồn vốn cũng có xu hướng giảm. So sánh hai Biểu đồ 3.8 và 3.9 nhận thấy, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân thấp hơn doanh nghiệp thuộc Bộ xây dựng. Trong toàn gian đoạn, biến động cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân mạnh hơn doanh nghiệp thuộc quản lý của bộ Xây dựng.

Bên cạnh đó, quy mơ của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng có xu hướng gia tăng qua các năm, thể hiện ở sự gia tăng của vốn chủ sở hữu, doanh thu và tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô của các doanh nghiệp niêm yết ngành

Xây dựng theo các chỉ số như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và doanh thu giai đoạn 2005-2017 được trình bày trong Biểu đồ 3.10 dưới đây.

Đơn vị (tỷ đồng)

Biểu đồ 3.10 Quy mô của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Stockplus

0 500 1000 1500 2000 2500 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng tài sản bình quân của các DN tư nhân Tổng tài sản bình quân của các DN thuộc Bộ Xây dựng Vốn chủ sở hữu bình quân của các DN tư nhân Vốn chủ sở hữu bình quân của các DN thuộc Bộ Xây dựng Doanh thu bình quân của cac DN tư nhân Doanh thu bình quân của các DN thuộc Bộ Xây dựng

Biểu đồ 3.10 trên cho thấy, sự tăng trưởng vượt bậc của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng trong giai đoạn từ năm 2005-2017. Tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp này tăng nhanh. Trong đó, tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Xây dựng cao hơn các doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 2017, 2017 thì doanh nghiệp tư nhân lại có tốc độ gia tăng cao. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu bình qn của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng cũng có sự tăng trưởng vượt bậc trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao (30,23%). Trong đó, vốn chủ sở hữu bình qn của doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng luôn cao hơn doanh nghiệp tư nhân. Theo như các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này và kết quả tính tốn của tác giả, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng cũng có sự gia tăng nhanh chóng giai đoạn trước năm 2016 thì doanh thu bình quân của các doanh nghiệp thuộc bộ Xây dựng cao hơn doanh nghiệp tư nhân, sau đó từ năm 2016 đến năm 2017 doanh thu bình quân của doanh nghiệp tư nhân lại cao hơn. Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng bình qn hàng năm của doanh thu đạt 23,93%.

Lợi ích thuế phi nợ vay (NDTB) của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng trong nghiên cứu này sẽ được đo lường bằng tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trên tổng tài sản. Kết quả tính tốn về tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân hàng năm của các doanh nghiệp này sẽ được thể hiện trong Biểu đồ 3.11.

Biểu đồ 3.11 cho thấy tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017 ở mức khá cao, bình quân hàng năm đạt 12,51%. Trong giai đoạn 2005 - 2006, tỷ lệ khấu hao này đều ở mức trên 16%, đạt mức cao nhất 16,98% (năm 2006). Giai đoạn 2007 - 2010, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng giảm xuống, dao động ở mức 10,34%. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên qua các năm, từ mức 10,92% (năm 2011) lên 14,39%

(năm 2017). Đồng thời, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng luôn cao hơn các doanh nghiệp tư nhân

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định/Tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Stockplus

Khả năng sinh lời là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh rõ nét kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời trong nghiên cứu này sẽ được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp. Kết quả tính tốn của tác giả về tỷ lệ thu nhập trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2017 được thể hiện trong Biểu đồ 3.12 dưới đây.

Biểu đồ 3.12 cho thấy sự biến động rõ rệt về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng. Trong đó, giai đoạn từ 2008 -2009 khả năng sinh lời của các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng nhẹ, sau đó từ 2010-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)