- Cần có giải pháp tổng thể và ổn định để đảm bảo nguồn cung xăng dầu (gồm cả trong nước và nhập khẩu) không bị đứt gãy; điều tiết hệ thống phân phối, tránh đứt đoạn nguồn cung, ảnh hưởng tới đời sống của người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính phủ cần chỉ đạo rà sốt, đánh giá và đề xuất phương án phù hợp đối với việc điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu, như cân nhắc cả phương án có nên duy trì hay khơng, giải pháp thay thế là gì. Về lâu dài, chính phủ nên có những chiến lược tăng tính tự cường, đặc biệt là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, tăng nguồn năng lực dự trữ và năng lực phân tích, dự báo trên cơ sở thơng tin, dữ liệu và khoa học.
- Cần theo dõi sát sao diễn biến căng thẳng Nga - Ukraine và động thái, chính sách của phương Tây để có tổng hợp, phân tích, báo cáo và đề xuất giải pháp ứng phó kịp thời. Chính phủ, bộ, ngành tiếp tục nỗ lực trong công tác điều hành kinh tế - xã hội theo hướng quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5% và kiểm soát lạm phát khoảng 4% trong năm 2022.
- Sau khi đánh giá tác động của việc Nga bị tách khỏi hệ thống SWIFT, khả năng hệ thống thanh toán thay thế của Nga, ngân hàng Nhà nước nên phối hợp với cơ quan liên quan để có những chính sách và giải pháp hỗ trợ các định chế tài chính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Cần tăng niềm tin bằng chính sách cụ thể, khơng để người dân chỉ thấy giá giảm trên tivi và các trang thơng tin đại chúng. Điều này có thể khiến tăng lạm phát kỳ vọng. Trong điều
hành giá cần tránh tăng đồng loạt, nhất là các nhóm ngành y tế, giáo dục... cộng hưởng vào đà tăng hàng hóa.
- Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài trong thời gian xung đột như: cân nhắc thấu đáo trong lựa chọn các ngân hàng thanh toán, áp dụng các phương thức thanh tốn an tồn hơn, đặc biệt là trong bối cảnh cấm vận, trước khi giao kết hợp đồng.