Bảng 2.7: Thành phần hạt của cốt liệu nhỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đá mạt cho bê tông ứng dụng đối với công trình bản mòng (Trang 28 - 37)

mở rộng mới Chiềng Ban II, Chiềng Mung. Dự án nằm trọn trong địa giới hành chính của thành phố Sơn La mở rộng theo quy hoạch năm 2005-2015 đã được phê duyệt. Phía Bắc giáp huyện Mường La, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Mai Sơn, phía Tây giáp huyện Thuận Châu. Thành phố Sơn La nằm trên quốc lộ 6 Hà Nội-Điện Biên Phủ cách thủ đô Hà Nội 320km. Vùng dự án có tọa độ địa lý: 21P 0 P 14’-21P 0 P 25’ vĩ độ Bắc; 103P 0 P 52’-104P 0 P 02’ kinh độ Đông. Tương đương tọa độ quốc gia từ 46 đến 68 và từ 82 đến 99 trên các tờ bản đồ số F-48-64B, F-48-65C, F-48-64D, F-48-65A.

Hồ Bản Mòng nằm trên suối Nậm La, là một chi lưu nằm bên tả Sông Đà, cách thành phố Sơn La 7 km về phía thượng lưu. Khu đầu mối hồ chứa có tọa độ vào khoảng: 21P 0 P 16’-21P 0 P 17’ vĩ độ Bắc; 103P 0 P 52’-104P 0 P 02’ kinh độ Đông.

Tuyến đập ở vị trí đoạn suối Nậm La có hướng dòng chảy từ Tây Nam sang Đông Bắc. Lòng suối ở thượng lưu có cao độ +630m đến +626m. Phần sâu nhất của đáy suối chạy lệch về phía bờ phải. Mặt đáy suối có đá gốc nằm xen kẹp với các vùng sâu kích thước 5-20m tạo nên các thác ghềnh lớn dần về phía hạ lưu.

Hồ chứa nước Bản Mòng xây dựng với nhiệm vụ phòng chống lũ quét, sạt lở do thượng nguồn Bản Mòng gây ra, cấp nước tưới tự chảy cho nông nghiệp với diện tích 263ha, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng 27500 mP

3

P /ngày đêm. Xả nước về hạ du mùa kiệt, đảm bảo môi trường sinh thái với Q = 0.4mP

3

P /s tạo nguồn nước tưới ẩm cho 947ha đất nông nghiệp. Bên cạnh đó kết hợp phát triển du lịch, cải thiện môi trường sinh thái. Cụm công trình đầu mối phương án chọn dự kiến tại tuyến II bao gồm 1 đập dâng ngăn sông bằng bê tông trọng lực dài 162.2m có tràn xả mặt cửa van cung 3x5x9.25m, tràn nước dài 15m, cao trình ngưỡng tràn ∇=660, tràn

xả sâu 2 cửa 4x4m, cống lấy nước bằng bê tông cốt thép φ600, cao trình cửa vào ∇ = 647.2 và một cống xả hạ lưu bxh = 1.5x1.5m [1].

Hìn h 1.4: C ắt d ọc côn g trình Bả n Mòng iV

c¾t ngang ®Ëp trµn

c¾t ngang ®Ëp kh«ng trµn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Cát chiếm một tỷ lệ khoảng 25-30% trong bê tông. Cát hay dùng là cát thiên nhiên. Ở những nước thiếu cát như Mỹ, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… người ta phải dùng cát nghiền thay thế cát thiên nhiên và ở mỗi nước đều có tiêu chuẩn của cát nghiền. Các cơ sở cát nghiền trên thế giới đã được cơ giới hóa và tự động hóa.

2. Ở Việt Nam, một số nơi thiếu cát tự nhiên, người ta đã nghĩ ra cách để sản xuất cát nghiền, nhưng còn ở mức độ sơ khai. Trong khi đó đá mạt-thải phẩm của quá trình gia công đá còn tồn tại khá nhiều ở các bãi chứa, chưa được sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy đề tài của học viên “Nghiên cứu sử dụng đá mạt cho bê tông ứng dụng đối với công trình Bản Mòng” sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên.

3. Trong luận văn giới thiệu 2 mỏ đá là: mỏ đá Bản Khoang (xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La), mỏ đá Bản Bó Cón (phường Chiềng An, thành phố Sơn La) và giới thiệu sơ lược về công trình Bản Mòng.

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THÍ NGHIỆM

2.1. Các tính chất của vật liệu 2.1.1 Chất kết dính xi măng

Hiện nay trong xây dựng sử dụng chủ yếu 2 loại xi măng: Xi măng Pooclăng (PC) và xi măng Pooclăng hỗn hợp (PCB) với mác từ 30 đến 50 được sản xuất một phần từ các lò đứng và phần lớn từ các lò quay.

Để sử dụng đá mạt trong chế tạo bê tông M20 dùng cho công trình Bản Mòng, luận văn sử dụng loại xi măng Pooclăng PCB30 của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với các chỉ tiêu cơ lý sau (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PCB30 Hoàng Thạch

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Khối lượng riêng g/cmP

3

3,1

2 Lượng nước tiêu chuẩn % 27,5

3 Độ mịn (lượng sót trên sàng N008) % 8

4

Thời gian đông kết: Bắt đầu Phút 125

Kết thúc Phút 215

5 Cường độ nén ở tuổi 28 ngày MPa 32,80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Cường độ uốn ở tuổi 28 ngày MPa 5,85

7 Độ ổn định thể tích mm 9

Nhận xét: Xi măng Hoàng Thạch PCB30 đạt yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 2682:1999. Việc sử dụng xi măng này trong bê tông là phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2.1.2. Tro bay

Tro baylà phần hạt mịn thu được trong quá trình đốt than khô dạng bột trong các thiết bịnăng lượng kiểu mới. Than được dịch chuyển tới vùng có nhiệt độcao làm nóng chảy các chất trong thành phần than sau đó được chuyển sang vùng nhiệt độ thấp hơn rồi bịđóng rắn thành các hạt có dạng hình cầu. Một vài khoáng được tích tụ thành tro nằm dưới đáy nhưng phần lớn đều theo dòng khí thoát ra ngoài theo ống khói sau đó được tập hợp lại bởi thiết bịlọc bụi tĩnh điện. Hạt tạo thành có dạng hình cầu, kích thước thay đổi từ(1÷100)µm nhưng phần lớn kích thước nhỏhơn 20µm.

Tro bay loại F Cấu trúc hạt tro bay

Hình 2.1: Tro bay loại F và cấu trúc hạt tro bay

Thành phần hóa và khoáng của tro bay được tạo nên bởi nhiều thành phần không đồng nhất tồn tại ở hai dạng: vô định hình và dạng kết tinh. Theo tiêu chuẩn ASTM C618, chúng được chia ra làm hai loại chính: loại F và loại C với đặc trưng thành phần hóa như sau : SiOR2R5÷25%, AlR2ROR3R (10÷30%), FeR2ROR3R(5÷25)%, ngoài ra còn có CaO, MgO, SOR3Rvà NaR2RO.

Loại F là loại hình thành do đốt thanh angtraxit hoặc bitum, có tính puzoolan nhưng có rất ít hoặc không có tính dính kết. Tổng thành phần của loại F bao gồm : (SiOR2R+AlR2ROR3R + FeR2ROR3R)% >70%. Đây là loại thông thường có hàm lượng CaO không đến 10% nhưng phần lớn là hợp chất của silic như silic tinh thể quart, mulit và Mg hoạt tính. Kích thước hạt từ1µ đến 1 mm và khối lượng riêng từ2,2 đến 2,8 g/cmP

3 P

.

Loại C là loại có cả tính chất puzơlan và tính dính kết. Theo ASTM C 618, tổng thành phần SiOR2R+ AlR2ROR3R + FeR2ROR3R≥ 50% nhưng nhỏhơn 70%. Nó có hàm lượng CaO từ 10% đến (15÷20)%. Chúng có kích thước hạt nhỏhơn 10µm.

Hiện nay ở Việt Nam tro nhiệt điện có nhiều nguồn khác nhau như tro của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí, Cẩm Phả.

Hiệu quả của tro bay đối với bê tông tươi: theo tiêu chuẩn của ACI-226 và một sốnhà nghiên cứu như sau:

+ Khảnăng dễ tạo hình và gia công: Tro bay là những hạt có dạng tròn nhẵn do đó so với các loại phụgia khoáng nghiền mịn khác nó có tỷ diện tích bề mặt thấphơn nên cần lượng nước nhào trộn ít hơn so với bê tông không sử dụng tro bay.

+ Thời gian đông kết: khi dùng tro bay loại F có thời gian đông kết kéo dài hơn bê tông khi nhào trộn tro bay loại C. Theo ASTM, tro bay loại C với lượng CaO cao hơn có thểxúc tiến kéo dài hay kết thúc thời gian đông kết. Tuy nhiên thời gian đông kết còn chịu tác động của ngoại cảnh, nhiệt độ thuỷhoá loại xi măng tỷlệ N/X tỷlệ% tro bay của mẻtrộn và các thành phần khác của tro bay.

Hiệu quả của tro bay đối với bê tông:

+ Tăng cường độ: theo ASTM khi dùng tro bay loại F có thể thu được kết quả cường độ phát triển chậm trong tuổi sớm ngày (3÷7 ngày) nhưng sau đó cường độ tiếp tục biến triển do tính chất puzơlan của tro bay. Cường độ của bê tông tiếp tục

được phát triển nhanh và đạt cường độ cao hơn so với bê tông không sử dụng tro bay. Cường độđạt được ở tuổi sớm ngày trong khoảng 1000 psi (8 MPa) đến 5500 psi (38 MPa) (độ tuổi 1÷28 ngày) phụ thuộc loại tro bay dùng, độẩm dưỡng hộvà N/X kết hợp của các thành phần khác nhưng thông thường không đạt quá 12000 psi (83 MPa).

+ Môđun đàn hồi: theo thống kê cho thấy hiệu quả khi sử dụng tro bay trong bê tông với độ tuổi sớm ngày đạt cao hơn so với bê tông thường. Nếu độ tuổi dài hơn thì sựphân biệt không quá lớn.

+ Độđặc và cường độ: về cơ bản tro bay có tính chất của puzơlan và tính dính kết nên chúng đóng góp vào việc tăng cường độvà tính bền bê tông. Bê tông sử dụng tro baykhi dưỡng hộ, sản phẩm của phản ứng puzơlanic chiếm đầy lỗrỗng quanh hạt xi măng, làm giảm tính thấm, tăng tính bền, chống ăn mòn.

Luận văn sử dụng loại tro bay nhiệt điện Phả Lại có thành phần hạt và tính chất cơ lý trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thành phần hóa học của tro bay (%)

Hàm lượng các

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đá mạt cho bê tông ứng dụng đối với công trình bản mòng (Trang 28 - 37)