“Nhìn thấy lá vàng rơi, em hãy
yêu thương đời mình.” Đó là một câu
văn trong lá thư tôi viết để nâng đỡ cho
người em đang gặp khó khăn. Đời sống
có khác gì đâu là một chiếc lá. Tuy sự
sống của ta dài hơn chiếc lá, nhưng so với sự sống ở các cõi trời, thì sự sống ở cõi ta bà này ngắn ngũi hơn chiếc lá
nhiều. Một ngày ở cõi trời Đao Lợi
bằng một trăm năm ở cõi Diêm Phù Đề,
tức là trái đất này. Chiếc lá xuất hiện
đầu tháng Tư, cho đến tháng Mười là
chuẩn bị đổi màu để đợi cơn gió nhẹ về mơn trớn, tức thì chiếc lá lìa cành, rơi
xuống lòng đất. Lá ở Việt Nam sống
lâu hơn nhờ sức sống của mưa và hơi
ấm trời nhiệt đới, nhưng có chiếc lá nào
khơng vàng úa và lìa cành đâu! Nhìn
sống của ta và người thương thật mong manh. Ta phải có cái cảm nhận này trực
tiếp mới thật sự thấy thương yêu đời
mình. Đời mình ln ln có liên hệ tới
đời sống của những người chung
quanh, nghĩa là biết thương mình nên ta biết thương người khác, trong đó có cha mẹ, anh chị em, con cháu, bạn bè… Thật ra, trong con tim của ta luôn ln có tình thương, nhưng vì thiếu tu tập, cho nên những chất liệu giận hờn, nghi ngờ, trách móc, lên án… thường hay biểu hiện. Ta giận nhau nhiều hơn là thương nhau. Ta dễ nghi ngờ nhau hơn là tin tưởng nhau... Vì thiếu sự bình tĩnh, khơng biết thở, khơng biết cởi mở, nên ta khơng có khả năng lắng nghe và nghệ thuật nói năng
để hiểu biết nhau, yểm trợ cho nhau và
thông cảm cho nhau, mà trái lại ta thường lên án, chê trách, hờn giận
người khác. Ta làm cho ta đau khổ, và
vung vãi nỗi khổ này tới những người thân thương. Nếu không biết tu tập, ta
tiếp sống trong giận hờn, trách móc cho tới khi người ấy chết vì một tai nạn nào
đó, một ngun nhân nào đó, thì ta mới
cảm thấy tiếc thương. Nhưng nó đã
muộn màng rồi, vì người ấy đâu còn
nữa mà thương yêu, mà tha thứ, mà chăm sóc.
Nhìn thật kỹ, ta thấy chiếc lá
suốt quảng đời chỉ biết hút ánh sáng và
các khí trời như nitơ, carbonic,… để
bào chế chất loảng hóa học, khống vật thành nhựa nuôi cây. Lá làm việc âm
thầm với mục đích chỉ muốn ni
dưỡng, chăm sóc và che chở cho cây. Vì, lá biết cây là lá cho nên ni dưỡng cho cây cũng là nuôi dưỡng cho mình. Giống mẹ sinh ra con, nuôi dưỡng cho con suốt đời không hề than thở cực khổ, nhọc nhằn, bởi vì mẹ biết con là mẹ, là sự tiếp nối của mẹ. Như thế, chiếc lá
tuy nhỏ bé, nhưng nó đóng vai của một
bà mẹ. Thơng thường ta nghĩ: cây là mẹ của lá, nhưng sự thật lá cũng là mẹ của cây. Nhìn vào ta, ta thấy ta là con của
mẹ, nhưng ta có thể nuôi dưỡng được
mẹ. Hồi, mẹ tơi bị tai biến nặng, tâm trí
khơng được rõ ràng, mất nhiều khả
năng hoạt động và đi đứng rất khó
khăn, em tơi đã chăm sóc cho mẹ từng
li, từng tí. Mẹ có những lúc bướng bỉnh,
nặng lời, đánh em, thế mà em vẫn
thương mẹ, chăm sóc cho mẹ hết lịng.
Tơi khơng có diễm phúc để đóng vai
người mẹ, nhưng thấy cảnh em chăm sóc cho mẹ, tôi thấy xúc động vô cùng.
Tôi thấy em đích thật là mẹ của mẹ.
Những gì mẹ làm cho em năm xưa như tắm rửa, mem cơm, nấu ăn, giặt dủ, xoa bóp, nâng niu..; bây giờ em chăm sóc cho mẹ giống như thế. Vì thế, em cũng là mẹ của tơi.
Nhìn chiếc lá vàng rơi, em cảm thấy năng lượng thương yêu tuôn
chảy trong tâm hồn là em đã có hành
trang để sống. Chỉ có năng lượng
thương yêu mới lấy đi nỗi khổ niềm
đau trong lịng, bởi vì nỗi khổ niềm đau
tâm thức. Những nỗi khổ đau này đều
do si mê, hờn giần và tự ái. Khi tâm yên
tĩnh lại, ta mới thấy rõ lịng mình, thấy
được sự giận hờn, trách móc, nghi ngờ
làm cho ta đau khổ và tạo ra khó khăn
trong liên hệ gia đình, anh em, vợ
chồng, cha con, mẹ con. Tất cả đều do
ta không thấy rõ tập khí và nghiệp lực
của tâm thức. Ta không thấy đời sống
mong manh, cũng như chiếc lá vàng
đang rơi. Ta cố chấp vào tự ngã, vì thế
ta tiếp tục giận hờn, nghi ngờ, nói xấu
lẫn nhau. Ta không biết rằng đời sống
có tồn tại bao lâu đâu mà tiếp tục giận
hờn. Anh Trịnh Cơng Sơn có viết: “Đời có bao lâu mà hững hờ.” Vậy, nhìn thấy lá vàng rơi, em hãy yêu thương cuộc
đời. Yêu thương là thuốc thần để chữa
bệnh khổ đau trầm kha của cuộc đời.
Nhìn thấy lá vàng rơi, em đã có cách trị
liệu rồi đó. Em hãy vui lên đi.