bệnh truyền nhiễm từ ĐVHD
Trong số các yếu tố thúc đẩy sự bùng phát và lây lan dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật, sự tương tác giữa con người với vật nuôi và ĐVHD được nhận định là một trong những nguy cơ tiềm ẩn lớn nhất. Từ nhiều thế kỷ trước, động vật nuôi trong nhà đã truyền hầu hết các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người, chẳng hạn như bệnh hắc lào từ mèo nhà. Càng về sau, khi con người xâm phạm môi trường sống của ĐVHD thông qua các hoạt động phát triển như phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ các lồi khơng/chưa được thuần hóa sang con người càng gia tăng do tỷ lệ tiếp xúc cao hơn. Ngày nay, các hoạt động bn bán ĐVHD cả dưới hình thức hợp pháp và bất hợp pháp càng thúc đẩy con người tiếp xúc gần với các loài mới, bao gồm các loài nguy cấp, quý, hiếm, trong đó có nhiều lồi là vật chủ gây bệnh. ĐVHD thường bị buôn bán làm thực phẩm, thuốc đơng y hoặc thú cưng, trong đó mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng đều tiềm ẩn rủi ro lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người. Hầu hết các loài ĐVHD, bao gồm các cá thể còn sống và đã chết đều được thu gom, nuôi nhốt, bày bán, giết mổ tại các khu chợ tươi sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu vệ sinh nên dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan rộng.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Đại học Guelph, Canada cho biết sự bùng phát dịch bệnh cũng có thể xảy ra với các hoạt động như săn bắn nhưng các khu chợ ĐVHD mới là nơi lây truyền virus sang người nhanh hơn cả. Các khu chợ tươi sống làm tăng đáng kể rủi ro lây lan dịch bệnh khi đưa nhiều ĐVHD đến gần con người hơn (Chaolin Huang, Yeming Wang, 2020).
Với hoạt động bn bán bất hợp pháp, rủi ro có thể còn cao hơn cả các khu chợ bởi rất nhiều loài hoang dã trong tự nhiên vốn dĩ đã ủ sẵn hoặc chứa mầm bệnh có thể lây truyền sang người và trở thành vật chủ trung gian truyền bệnh. Ở Việt Nam, do thiếu nhận thức về nguy cơ dịch bệnh từ ĐVHD và lầm tưởng về tác dụng bị thổi phồng của các bài thuốc cổ truyền từ động vật nên nhiều người vẫn lùng mua các sản phẩm như mật gấu, cao hổ, sừng tê giác, vảy tê tê… mà không biết chúng đều là các sản phẩm bất hợp pháp và khơng có cơng dụng thần dược như quảng cáo, thậm chí cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh từ việc trực tiếp tiêu thụ, sử dụng và mua bán chúng.
Ngoài hoạt động săn bắn, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ĐVHD, việc gây nuôi thương mại các loài ĐVHD tại các trang trại hiện nay cũng ẩn chứa khơng ít nguy cơ. Nhiều trang trại ít hoặc khơng chú trọng đảm bảo điều kiện chuồng trại, an tồn vệ sinh và hầu như khơng có phương án ứng phó, phịng chống dịch bệnh cho động vật, chưa kể một số trang trại còn trở thành nơi “rửa” ĐVHD bất hợp pháp vốn mang trong mình nhiều nguy cơ mầm bệnh.
Bên cạnh sự tương tác giữa con người và động vật, các yếu tố mơi trường và khí hậu cũng đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự xuất hiện các bệnh lây truyền từ động vật sang người, chẳng hạn, nhiệt độ tăng cao cho phép muỗi mở rộng phạm vi đến các khu vực đông dân cư mới hoặc khiến ĐVHD di chuyển đến các khu vực mát mẻ hơn.
Mặc dù ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người, song cho đến nay có rất ít nghiên cứu đánh giá và cảnh báo về rủi ro dịch bệnh từ các loài ĐVHD ở Việt Nam. Tuyên bố của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc ngày 8/5/2021 cũng khẳng định các đợt bùng phát đại dịch là kết quả của sự tàn phá thiên nhiên và đã đến lúc thế giới cần xem lại mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và ĐVHD. Sự xuất hiện của COVID-19 chắc chắn đã phần nào thức
tỉnh nhân loại và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư nghiên cứu sâu về bệnh truyền nhiễm cũng như chú trọng công tác bảo tồn thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên và ĐVHD.