Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn FDI trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 27 - 32)

vốn FDI trong thời gian tới

1/ Các biện pháp trước mắt

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vì trong nghị định này đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục triển khai dự án, cách đánh thuế XNK, thuế lợi tức, cụ thể hóa những ngành, những vùng ưu tiên, ưu đãi đầu tư...nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng vốn FDI.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án đã triển khai hoạt động mở rộng, tăng công suất hiện có, tập trung vào những ngành còn thiếu các yếu tố nguồn lực , đặc biệt là vốn và công nghệ , tránh cho phép đầu tư vào các ngành còn dư thừa năng lực.

- Có các cơ chế , chế tài và chính sách hợp lý , tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có được thông tin về chính sách của nhà nước Việt Nam để tiến hành đầu tư.

- Xử lý linh hoạt hơn nữa hình thức đầu tư, khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với những dự án công nghệ cao, công nghệ mới; các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao. Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong trường hợp thua lỗ kéo dài hoặc mâu thuẫn nghiêm trọng, có nguy cơ đổ vỡ hoặc đang hoạt động bình thường nhưng đối tác trong nước muốn rút vốn đầu tư vào dự án khác có hiệu quả hơn.

- Tiếp tục thành lập các hiệp hội kinh doanh của giới doanh nhân các nước tại Việt Nam, duy trì thường xuyên các cuộc tiếp xúc, hội thảo giữa Chính phủ, cán bộ với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Thành lập một trung tâm đầu mối để giải quyết các vướng mắc có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI.

- Cần đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư, hướng các doanh nghiệp FDI hoạt động theo định hướng mà nhà nước đã đề ra là phát triển kinh tế theo công nghiệp hoá , hiện đại hoá trên nền tảng một nền công nghiệp hiện đại với vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước , các khu vực khác , đặc biệt là khu vực FDI ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng GDP .

- Mở rộng phạm vi đối tác của các nhà đầu tư nước ngoài , không chỉ là các đơn vị nhà nước mà còn là các thành phần kinh tế khác . Cho phép các doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất.

- Xoá bỏ cơ chế hai giá gây ức chế cho các nhà đầu tư nước ngoài , thực hiện giảm giá thuê đất với những vùng khó khăn , đặc biệt khuyến khích đầu tư vào những vùng này trong các lĩnh vực như nông , lâm , ngư nghiệp để tạo đà cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ .

- Tổ chức thực hiện nghiêm ngặt công tác giám sát thực hiện dự án và hoạt động của các doanh nghiệp FDI sao cho phù hợp với lợi ích của cả hai bên . Tăng cường công tác giám sát đầu tư , tổ chức theo dõi, rà soát khâu tổ chức thực hiện luật như: hải quan, thuế, cơ quan quản lý đất đai , đồng thời cải cách các thủ tục hành chính , cơ chế đầu tư .. tránh gây phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài .

- Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng , lãng phí ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư và ở mọi cấp đầu tư , xử lý nghiêm khắc những hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định pháp luật của các cán bộ thừa hành, góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư tăng cường hiệu quả đầu tư . Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, có hiệu quả để chống nạn buôn lậu, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại...

2/ Các biện pháp lâu dài

- Sớm xây dựng một hệ thống luật thống nhất và hoàn chỉnh, ban hành những luật còn thiếu, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho các nhà đầu tư hoạt động. Nghiên cứu tiến tới xây dựng một luật đầu tư chung cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách đầu tư cần ổn định và nhất quán, đặc biệt chính sách thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Khắc phục tình trạng chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Ban hành quy chế tài chính riêng cho các doanh nghiệp FDI để quản lý và giám sát các doanh nghiệp này chặt chẽ hơn. Đồng thời cần có chính sách quy định về chống độc quyền, bán phá giá, chống gian lận thương mại để tránh hiện tượng chuyển giá nội bộ giữa các doanh nghiệp FDI.

- Đẩy mạnh khâu quy hoạch, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và điều kiện cụ thể của Việt Nam, sớm xây dựng và công bố công khai quy hoạch đầu tư dài hạn của Việt Nam, công bố rộng rãi, rõ ràng các danh mục ngành, lĩnh vực và dự án rất khuyến khích đầu tư, khuyến khích, không khuyến khích và không cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tăng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư.

- Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thủ tục cấp phép đầu tư sao cho khoa học, đơn giản và thuận tiện. Bằng những quy định được công bố công khai và các hành động cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng , ổn định kinh tế vĩ mô , môi trường xã hội và pháp lý , tạo điều kiện tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI .

- Hướng hoạt động của các doanh nghiệp FDI cho phù hợp với yêu cầu hội nhập vào khu vực và thế giới của Việt Nam. Đối với những ngành hàng ta có lợi thế so sánh cao như nông sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động thì nên đầu tư nhiều hơn. Đối với nông nghiệp nên tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt là chế biến nông sản, mở rộng đầu mối xuất khẩu nông sản. Đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến thuỷ hải sản..thì điều quan

trọng là thị trường, chất lượng và mẫu mã. Một số mặt hàng ta không có lợi thế so sánh cao thì không nên đầu tư xây dựng mới mà chỉ nên củng cố những dự án đã có để sử dụng hết công suất, đặc biệt là khâu cung ứng nguyên liệu.

- Các doanh nghiệp có vốn FDI phải hướng mạnh vào xuất khẩu hơn nữa vì sức mua của thị trường Việt Nam còn khá thấp, chưa là động lực tích cực để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng đúng với kinh nghiệm thực tế của nhiều nước trong khu vực: tăng cường năng lực xuất khẩu phải là mục tiêu số một của các doanh nghiệp FDI. Muốn vậy, nhà nước cần tiếp tục có những hỗ trợ về thuế, giá cả, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu.

- Nâng cao và đầu tư mạnh hơn vào công tác y tế , giáo dục đặc biệt là đào tạo các công nhân lành nghề , có trình độ chuyên môn cao , ý thức kỷ luật tốt , có tác phong công nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư.

Kết luận

Ngày nay , xu hướng toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng tất yếu khách quan , không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển về kinh tế nếu không có sự giao lưu và hợp tác kinh tế với nước ngoài , hoà mình vào vòng quay của kinh tế thế giới . Trong xu thế đó , FDI có một vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng quan trọng và lớn lao đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia , nhất là với các nước nghèo đang trong giai đoạn ban đầu của sự phát triển , trong đó có Việt Nam , nó là yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nước này .

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần tích cực trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam hơn 18 năm qua. ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở những kết quả thống kê về mức sản lượng, doanh thu, giá trị kim ngạch xuất khẩu , tỷ lệ đóng góp vào GDP, số chỗ làm việc tạo ra...mà điều quan trọng là từ một “cú hích” ban đầu, FDI đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam để có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn, tránh nguy cơ tụt hậu phát triển so với các nước và từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Bên cạnh những ưu điểm đó , FDI cũng có những nhược điểm cần khắc phục như ô nhiểm môi trường , vi phạm quyền lợi của người lao động …..nhưng không thể phủ nhận rằng FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân , nhà nước ta đã coi khu vực FDI là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế Việt Nam , sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp FDI cũng gắn với sự tồn tại và phát triển của kinh tế Việt Nam và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta cần nghiên cứu và giải quyết một cách triệt để những vấn đề đang đặt ra và hoàn thiện các chính sách đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát huy tốt nhất những mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của FDI . Hy vọng rằng cùng với tiến trình phát triển của đất nước, các doanh nghiệp FDI không ngừng hoàn thiện, phát triển và khẳng định mình, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam bước lên ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới .

Mục lục

Lời nói đầu

Chương 1 / Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w