Bàn về văn hoá “Mặt trăng” trong thơ Đường Lý Bạch

Một phần của tài liệu Văn hoá mặt trăng trong thơ đường trung quốc (trường hợp lý bạch (Trang 25 - 33)

Chương 3 : VĂN HOÁ MẶT TRĂNG TRONG THƠ ĐƯỜNG LÝ BẠCH

3.2. Bàn về văn hoá “Mặt trăng” trong thơ Đường Lý Bạch

Lý Bạch (701-762 SCN) là một nhà thơ lớn vào triều đại nhà Đường. Ông được xem là “Thi Tiên” trong lịch sử văn học Trung Hoa. Từ lúc còn nhỏ, ông đã đam mê đọc sách. Mới 10 tuổi, ông đã thông thuộc rất nhiều kinh thi, kinh thư Nho học.

Trong văn học sử Trung Hoa, thời thịnh Đường (Lý Long Cơ 618-907), có hai Nhà thơ nổi tiếng và được mọi người nể trọng, đó là Lý Bạch (李白) và Đỗ Phủ (杜甫). Lý Bạch được tơn là Thi Tiên,( hay Trích Tiên) cịn Đỗ - Phủ (nhỏ hơn ơng 11 tuổi) là Thi Thánh. Ông sáng tác về mọi đề tài. Thơ của Lý Bạch nhẹ nhàng, phóng khống, tự nhiên, khơng va chạm đến thế sự, lại có sắc thái chủ nghĩa lãng mạn. Lý Bạch cả đời tu Đạo, năm 15 tuổi bắt đầu tìm Tiên cầu Đạo, do đó tư tưởng Đạo gia có ảnh hưởng rất lớn đối với ơng. Đạo

25 gia đề cao chữ “Chân”, Lý Bạch thuần chân tự nhiên, tính cách siêu phàm thốt tục cũng biểu hiện trong thơ của ông.

Trăng là ý thơ thường thấy nhất trong thơ Lý Bạch. Ông trực tiếp hoặc gián tiếp viết về trăng trong khoảng 300 bài. Trăng từ xưa đến nay luôn là biểu tượng của sự thánh khiết, lý tưởng, tinh thần và tiên giới. Thi Tiên càng khéo dùng trăng gợi mở người đời mơ ước cao thượng, quét sạch ô uế thế tục, cuối cùng trở về với cõi tiên, “phản bổn quy chân” (từ bỏ sự u mê, trở về với chân chính).

Trăng dưới ngòi bút của ông đa dạng sắc thái: có “Minh nguyệt xuất thiên sơn.

Thương mang vân hải gian” (Trăng nhô khỏi núi trời, mênh mang giữa biển mây), có “Túy khởi bộ khê nguyệt khê. Điểu hoàn nhân diệc hi” (Say bước trên trăng suối, chim vẳng

chẳng bóng người), cũng có “Sơn minh nguyệt lộ bạch. Dạ tĩnh tùng phong yết” (Núi sáng sương trăng trắng, đêm tĩnh gió tùng lặng) và lại có “Thu sơn lục mộng trung. Kim tịch vị

thùy minh” (Núi thu xanh giấc mộng, đêm nay sáng vì ai).

Cũng như các thi nhân bao đời, Lý Bạch cũng trải qua nhiểu thăng trầm và khơng ít lần ơng mượn hình ảnh trăng để bộc bạch nỗi niềm. Có thể kể đến một số bài như sau:

“Hoa gian nhất hồ tửu, Độc chước vô tương thân. Cử bôi yêu minh nguyệt, Đối ảnh thành tam nhân. Nguyệt ký bất giải ẩm, Ảnh đồ tùy ngã thân.

Tạm bạn nguyệt tương ảnh, Hành lạc tu cập xuân. Ngã ca nguyệt bồi hồi, Ngã vũ ảnh linh loạn. Tỉnh thì đồng giao hoan, Tuý hậu các phân tán. Vĩnh kết vơ tình du,

Tương kỳ mạc Vân Hán.”

Trong đám hoa với một bình rượu Uống một mình khơng có ai làm bạn Nâng ly mời với trăng sáng

Cùng với bóng nữa là thành ba người Trăng đã khơng biết uống rượu Bóng chỉ biết đi theo mình Tạm làm bạn với trăng và bóng

Hưởng niềm vui cho kịp với ngày xuân Ta hát trăng có vẻ bồi hồi khơng muốn đi Ta múa bóng có vẻ quay cuồng mê loạn Lúc tỉnh cùng nhau vui đùa

26 Vĩnh viễn kết chặt mối giao du vơ tình Cùng nhau ước hẹn lên trên Thiên hà gặp

lại

Nguyệt hạ độc chước – Lý Bạch

Lý Bạch viết ra cảnh tượng kỳ lạ độc đáo, lấy bóng trăng làm bạn, uống say mà ca hát. Nhà thơ lấy trăng sáng, thậm chí lấy cả bóng ảnh của mình mà làm bạn trị chuyện, cùng nhau uống rượu, hát ca, nhảy múa. Mặc dù trăng khơng biết uống, bóng chỉ theo thân, vẫn chẳng ngại lấy trăng trên cao và bóng hình làm tri kỷ. Bài thơ “Nguyệt hạ độc chước” của Lý Bạch, ta lại thấy “Thi tiên” Lý Bạch đang cô đơn đến chừng nào, giữa một mùa xuân tươi đẹp mà ông lang thang uống rượu giải sầu giữa một khơng gian chỉ có hoa và ánh trăng, khơng có ai bầu bạn. Lý Bạch cơ đơn kết bạn với trăng và chiếc bóng của mình để tìm sự an ủi tạm thời. Hình ảnh đó có vẻ hoang đường nhưng lại rất phóng khống, chỉ có “Thi tiên”, “Tửu tiên” mới làm được như vậy.

Cầm ly rượu mời trăng và bóng thưởng thức, cùng ca, cùng nhảy. Dáng người nghiêng ngả, chiếc bóng xiêu vẹo, lẵng nhẵng bám theo dưới ánh trăng khi tỏ khi mờ. Lý Bạch như đang thoát lên tiên để quên đi mọi nỗi niềm buồn thương cô quả. Bài thơ này cho thấy Lý Bạch xem hình ảnh trăng như văn hố Trung Hoa bắt nguồn từ triết học Âm – Dương, Với ông, trăng trăng cũng là âm, so với mặt trời là dương cho nên bản chất của nó là lạnh. Vì vậy mà trăng là một nét văn hố cho sự cơ đơn, lạnh lẽo, chia ly, nhung nhớ của con người hồ mình với thiên nhiên, hồ mình với hơi men của rượu, điều này giống với Hồ Xuân Hương của văn học trung đại Việt Nam phần nào:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn”

Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương

Từ đó, thấy được việc thưởng rượu dưới trăng là một nỗi cô đơn, lạnh lẽo trong tâm khảm của thi nhân, dần dần nó hình thành một nét văn hoá ngắm trăng – uống rượu và trở thành một thú vui tao nhã của con người thất thời, một thú vui hưởng lạc giải sầu.

Ngoài ra, Lý Bạch cịn mang hình ảnh trăng khơng chỉ thế, đó cịn là nỗi nhớ q u uất của thi nhân ở nơi đất khách quê người:

27

“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương.

Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.”

Dịch nghĩa: Nỗi nhớ trong đêm vắng Đầu tường trăng sáng soi, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch

“Tĩnh dạ tứ” là một bài thơ nhuốm đầy u hoài. Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông lên đường ngao du sơn thủy, rời xa quê nhà cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay chưa từng một lần trở lại. Vì vậy, cứ mỗi lần ngắm mảnh trăng trong treo trên bầu trời, Lý Bạch lại nhớ quê hương da diết. “Tĩnh dạ tứ” ngập tràn một màu hoài niệm, ngập tràn ánh trăng. Trăng soi tỏ khắp cả bài thơ, trên trời, dưới đất đến đầu giường, trăng soi cả vào lòng thi nhân, chiếu lên nỗi niềm tha hương của người khách tang hải nhớ quê mà chẳng thể trở về.

Ngồi ra, văn hố trăng trong thơ Lý Bạch cũng mang tính nữ, bóng dáng của Hằng Nga:

“Cửu nhật long sơn ẩm Hoàng hoa tiếu trục thần

Tuý khán phong lạc mạo Vũ ái nguyệt lưu nhân”

Dịch thơ:

Trùng Cửu rượu Long Sơn Hoa cười giễu tội thần

28

Say nhìn gió bay mũ Mê múa trăng giữ chân

Cửu nhật Long Sơn ẩm- Lý Bạch

Bài thơ này Lý Bạch viết vào năm Bảo Ứng thứ nhất (năm 762). Nhà thơ lúc đó đã 61 tuổi, ở Đương Đồ. “Gió thổi rơi mũ” là một điển tích rất đẹp trong văn chương cổ. Thời Đơng Tấn, đại tướng qn Hồn Ơn vào tết Trùng Dương dẫn quan lại dưới trướng đến Long Sơn, leo núi, uống rượu, thưởng thức hoa cúc, ăn bánh cửu hoàng, viên tham quân Mạnh Gia cũng trong đó.

Trong bữa tiệc, một cơn gió núi thổi tới, làm rơi cả mũ trên đầu Mạnh Gia xuống mà ơng ta hồn tồn khơng biết, vẫn cứ phong độ trang nhã. Hồn Ơn hứng thú lệnh cho Tơn Thịnh làm bài văn trêu Mạnh Gia. Ai ngờ Mạnh Gia không cần suy nghĩ, lập tức đối đáp, mở miệng thành văn, tất cả mọi người không ai không khâm phục tài năng mẫn tiệp, khí chất phi phàm của ơng. Đời sau dùng “Lạc mạo Long Sơn” (Rơi mũ Long Sơn) để miêu tả phong độ thong dong, nhàn nhã.

Tết Trùng Dương ngày 9 tháng 9, Lý Bạch uống rượu ở núi Long Sơn (phía tây bắc Giang Lăng, Hồ Bắc), hoa cúc nở rộ khắp nơi, bất kể nhà thơ đi đến đâu, cũng thấy những đóa cúc vàng nở bung như mỉm cười đón mình. Lúc say ngắm di tích “gió rơi mũ” năm xưa, nhớ lại cổ nhân phóng khống, uống rượu dưới trăng, ngắm nhìn nàng tiên trên cung trăng ca múa uyển chuyển.

Qua đó, ta thấy được trăng bao đời là ẩn tàng cho tính nữ, cho tích truyện Hằng Nga xưa mà thi nhân ln xem đó là nguồn cảm hứng bộc bạch. Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng “nguyệt lưu nhân” (trăng lưu giữ người), đã để lại một bức tranh vô cùng sinh động. Nhà thơ và tiên nữ cùng say múa nhạc khúc thần tiên. Nhà thơ chìm đắm trong cảnh thốt tục quên trần thế, trăng thanh gió mát này, mà tiên nữ trên cung trăng cũng bằng điệu múa tiên uyển chuyển biểu đạt ý lưu luyến chẳng rời.

Lại cũng có lúc ơng đối ẩm, ngồi nói chuyện với trăng như hàn huyên với một người tri kỷ, như đánh thức nỗi sầu của người lữ khách đường xa vạn dặm, lưu lạc cõi hồng trần mà hướng về cảnh tiên.

29

“Thanh thiên hữu nguyệt lai kỷ thì, Ngã kim đình bơi nhất vấn chi! Nhân phan minh nguyệt bất khả đắc, Nguyệt hành khước dữ nhân tương tuỳ.

Kiểu như phi kính lâm đan khuyết, Lục yên diệt tận thanh huy phát Đãn kiến tiêu tòng hải thượng lai, Ninh tri hiểu hướng vân gian một. Bạch thố đảo dược thu phục xuân, Thường nga cô thê dữ thuỳ lân. Kim nhân bất kiến cổ thì nguyệt, Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân.

Cổ nhân kim nhân nhược lưu thuỷ, Cộng khan minh nguyệt giai như thử.

Duy nguyện đương ca đối tửu thì, Nguyệt quang thường chiếu kim tôn lý.”

Bả tửu vấn nguyệt – Lý Bạch

Đời người ngắn ngủi, nhưng trăng sáng trường tồn, tự cổ chí kim, người, vật dễ mất, mà Thần Tiên như Thỏ Ngọc, Hằng Nga trên cung trăng vẫn còn y nguyên. Điều này cho thấy những văn hố sơ khai về mặt trăng, những hình ảnh truyền thuyết gán chi mặt trăng đều đi vào thơ ca Lý Bạch và bộc lộ sự cô đơn, lạnh lẽo mà mặt trăng mang lại. Đó cũng là tâm sự chung của một thi nhân sống sau Lý Bạch vài trăm năm, Tơ Thức. Có lần, Tơ Thức hướng lên bầu trời ánh nguyệt soi tỏ mà rằng:

Vầng trăng sáng có tự khi nào Nâng chén rượu lên hỏi trời cao Chẳng biết cung điện trên chốn ấy

30 Có lẽ trong kiếp nhân sinh nhỏ nhoi, hữu hạn, vầng trăng kia chính là sợi dây liên lạc cuối cùng còn lại của con người với mái nhà cũ, quê hương cũ. Con người sống trong bể khổ, trầm ln nghìn vạn năm, chỉ có thể đơi lần ngước lên trời cao mà hỏi lịng mình như vậy thơi. Cung điện trên chốn ấy đã là năm nao? Cố hương của người ta có lẽ khơng phải dưới trần gian này, mà là tít xa xăm kia, trên những vì sao, những áng mây xa xơi vạn dặm ấy.

Tóm lại, Lý Bạch tuy có rất nhiều bạn văn thơ, nhưng cuộc sống lang thang tha hương khiến ông luôn cảm thấy cô đơn, lẻ loi, luôn nhớ tới quê hương và những người thân xa cách. Nỗi buồn xa xứ luôn ám ảnh và xuất hiện trong thơ ca của Lý Bạch. Những bài thơ ông ngẫu hứng sáng tác trong cô đơn không chỉ đạt tới đỉnh cao của thơ Đường để rồi qua hàng nghìn năm vẫn được lưu truyền, ngợi ca cho đến tận ngày nay. Thơ Lý Bạch viết nhiều về trăng, mặt trăng trong thơ Lý Bạch luôn gợi một nỗi buồn man mác, khiến những người xa xứ đọc thơ ông không giấu được sự đồng cảm khơn ngi, và chính vì thế thơ Lý Bạch và mặt trăng trong thơ Lý Bạch luôn sống mãi với thời gian như một cảm thức về nét văn hoá mà người Trung Hoa đã xây dựng từ những ngày nguyên sơ.

31

KẾT LUẬN

Trần Trọng Kim từng viết: “Nói về thơ Hán văn thì có thơ Đường là hơn cả, tình tứ

tao nhã, ý nghĩa sâu xa, có thể ni được cái khí hạo nhiên của người ta, tức là di dưỡng được cái tinh thần cao thượng và chân chính. Những bài thơ Đường tựa như những đồ chơi làm bằng ngọc ngà, trạm trổ rất tinh xảo, trau dồi bóng bẩy, càng ngắm càng thấy đẹp, chơi bao lâu cũng không thấy chán… thật là lợi cho tính tình biết bao” [Đường thi;

tr.125]. Sở dĩ thơ Đường có được những lời ngợi ca đó là do sự điêu luyện trong nghệ thuật diễn đạt. Có thể nói, nội dung có thể khác nhau nhưng về nghệ thuật diễn đạt thì các nhà thơ Đường đều đạt được thành tựu rực rỡ.

Và trong đó, việc xây dựng hình ảnh “Mặt trăng” mang tính chất như một biểu tượng nghệ thuật chứa đựng những hàm ý sâu xa và hơn hết qua đó góp phần hình thành nên một nền văn hoá “mặt trăng” trong các sáng tác thi ca cũng như tâm thức của thi nhân về quan niệm “mặt trăng” đi từ nền tảng dân gian đến thế giới nghệ thuật đậm màu sắc văn hoá cho thơ Đường và con người Trung Hoa.

Qua việc bàn về văn hoá “Mặt trăng” trong thơ Lý Bạch, ta thấy được cảm quan của ông về trăng giống với đặc điểm theo tư duy nguyên thuỷ của người Trung Quốc và triết lý Âm – Dương. Trăng với ông cũng là nỗi niềm cô đơn, lạc lõng, lạnh lẽo nơi đất khách, cũng mang tính nữ và những giai thoại về Hằng Nga – Thỏ Ngọc về thuật trường sinh đậm màu sắc Đạo giáo. Trong giới hạn khả năng và đề tài tiểu luận, tôi chỉ tập trung làm rõ vài nét văn hoá mặt trăng qua thơ Lý Bạch trong đối sánh với quan niệm mặt trăng của người Trung Hoa. Hy vọng sẽ là một đóng góp nhỏ trong cái nhìn mới về mặt trăng, khơng đơn thuần là biểu tượng nghệ thuật mà có thể nâng tầm lên thành một nét văn hoá đã tồn tại từ dân gian nguyên sơ đến tận đương đại qua chiều dài lịch sử phát triển của văn học.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Xianghua Sun, The Cultural Implication of the Chinese Lexicon Containing ‘Moon’. Theory and Practice in Language Studies, 2016.

http://www.academypublication.com/ojs/index.php/tpls/article/view/tpls061223042308. Truy cập 02/03/2021.

[2] Hành Đường thoái sĩ (tuyển chọn), Trần Uyển Tuấn (bổ chú), 300 bài thơ Đường (Ngô Văn Phú dịch). Hà Nội: NXB Văn học, 2008.

[3] Jean Chevalier – Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Phạm Vĩnh Cư & tgk dịch). NXB Đà Nẵng, 2016.

[4] Quản Hồng Vĩ, Hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý – Trần và thơ Đường Trung Quốc. Tạp chí Khoa học. Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2013.

[5] Nguyễn Ngọc Khá, Lịch sử triết học trước Mác. NXB Đại học Sư phạm: TP.HCM,

2017.

[6] I. S. Lisevich, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Trần Đình Sử dịch). Hà Nội: NXB Giáo dục, 2000.

[7] Đạn Trần, Ý nghĩa sâu sắc sau câu chuyện “Hằng Nga bôn nguyệt”. Tạp chí Văn hố Nghệ thuật. https://etviet.com/van-hoa-va-nghe-thuat/y-nghia-sau-sac-sau-cau-chuyen- hang-nga-bon-nguyet.html. Truy cập 19/03/2021.

. .

Một phần của tài liệu Văn hoá mặt trăng trong thơ đường trung quốc (trường hợp lý bạch (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)