Phân loại thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 (Trang 59 - 64)

c. Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực đối với luận văn trình độ sau đại học

2.3.4. Phân loại thiết kế nghiên cứu

Theo mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu mơ tả: Áp dụng khi vấn đề nghiên cứu đã được xác định rõ.

Ví dụ, nghiên cứu nhu cầu mua hàng hóa nhật dụng của dân cư ở một địa

phương hoặc nhu cầu mua giáo trình của sinh viên đại học Thương Mại. Các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến loại nghiên cứu này là: Ai? cái gì? khi

nào? ở đâu và bao nhiêu?

Theo mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu nhân - quả: Áp dụng khi vấn đề nghiên cứu đã được xác

định, cần làm rõ mối quan hệ nhân quả, mức độ và liều lượng tác động

giữa các yếu tố.

Nghiên cứu này thường liên quan đến các câu hỏi: Tại sao hay như thế

nào? Loại nghiên cứu này nhấn mạnh việc nghiên cứu một tình huống hay

một vấn đề, nhằm giải thích quan hệ giữa các biến số.

Theo phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu định tính: Là thiết kế được dựa trên phương pháp

nghiên cứu định tính để thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu nhằm trả

lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu định lượng: Là thiết kế được dựa trên phương pháp

nghiên cứu định lượng là chủ yếu, thường được sử dụng để kiểm định lý

thuyết khoa học dựa vào quy trình suy diễn, nghĩa là nhằm mục đích thu

thập, đo lường và xử lý dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được

suy diễn từ lý thuyết đã có.

Theo phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp: Là thiết kế được dựa trên cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm các dạng kết hợp như

thiết kế hỗn hợp đa phương pháp, thiết kế hỗn hợp gắn kết, thiết kế hỗn

hợp giải thích, thiết kế hỗn hợp khám phá

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)