VIỆT NAM VINAMILK 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 26 - 29)

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Về biến động tổng chi phí kinh doanh

Nhưng khi nhìn vào biến động doanh thu của 2 năm này ta có thể thấy phần trăm biến động của chi phí lớn hơn so với phần trăm biến động của doanh thu. biến động 2012/ 2011 cũng vẫn với xu thế trên, 16,5% biến động của chi phí kinh doanh so với 0,4% của doanh thu.

Năm 2011: % TL doanh thu/%TL chi phí = 17.4 /37.8 = 0.5 Năm 2012: % TL doanh thu/% tỉ lệ chi phí = 0.4/16.5 = 0.02

Số liệu trên cho thấy tình hình trở nên khá tệ vào năm 2012 khi tỉ lệ tăng doanh thu quá thấp so với chi phí kinh doanh.

3.2.2. Định hướng giải pháp.

- Vinamilk cần thẳng thắn thừa nhận những sai sót trong vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Như chúng ta biết năm 2005 Vinamilk có vụ bê bối về sữa chua lên mốc khi chưa hết hạn sử dụng nhưng gần đây ngày 14/7/08 người tiêu dùng lại mua phải sữa túi Vinamilk bị đắng khi còn hạn sử dụng ghi trên bao bì, như vậy rõ ràng Vinamilk chưa triệt để nhìn nhận vấn đề này và tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng này cứ liên tục diễn ra.

- Là công ty với 50% vốn nhà nước, Vinamilk phải quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội, đặc biệt là chăm sóc khách hàng và liên hệ mật thiết với những người cung cấp nguyên liệu, chủ yếu là nông dân. Công ty nên đầu tư hơn cho hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng.

-Đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng, không để những tai tiếng về chất lượng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty.

đó đã thực sự phù hợp hay mới chỉ là một trong những thử nghiệm của công ty ?

-Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để hoàn thành những mục tiêu tăng trưởng m ới.

-Về thế mạnh: Công ty được nhà nước đầu tư vốn rất lớn, có nền tảng kinh tế vững chắc để tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. .

-Về điểm yếu: Chưa kiểm soát tốt thị trường, còn chịu ảnh hưởng nhiều khi xảy ra các vụ việc trên thị trường liên quan đến chất lượng sản phẩm, nhãn mác, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hay không rõ ràng khi mua bán cổ phần, điều đáng lẽ các công ty hàng đầu như VNM không được mắc phải. Điều này đã làm giảm uy tín của Vinamilk bị giảm sút, tác động trực tiếp đến doanh thu.

3.3. Giải pháp cho Vinamilk

Về trước mắt:

+) Kiểm soát chặt chẽ chi phí bán hàng, tiết kiệm chi phí quản lý, giữ tốc độ tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thực tế đạt được.

+) Nắm bắt kịp thời những sự kiện liên quan đến chất lượng sản phẩm sữa để kịp thời có biện pháp ứng phó đồng thời đính chính những thông tin mà doanh nghiệp không bị vi phạm, chủ động tìm giải pháp xử lý nếu có vi phạm, tránh để khi cơ quan chức năng phát hiện mới tìm giải pháp vì khi đó người tiêu dùng sẽ không tin tưởng vào thái độ coi trọng người tiêu dùng của doanh nghiệp nữa.

+) Duy trì những hoạt động kinh doanh, những lĩnh vực có tác động tích cực trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cố gắng thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát huy lợi thế của mình. Về lâu dài:

+) Để quản lý chi phí kinh doanh hiệu quả hơn cần xem xét lựa chọn 1 cơ cấu vốn và chi phí tiết kiệm, hiệu quả hơn thông qua việc:

+) Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty.

+) Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

+)Xác định trung tâm quản lí chi phí, tập hợp CP, phân loại CP. -

Lấy định mức CP làm cơ sở phân tích biến động - Phân loại CP để xác định trách nhiệm kiểm soát CP

Phân tích biến động CP - Các phương pháp sử dụng - Xây dựng mối liên hệ giữa CP và DT, lợi nhuận - Phân tích biến động để thấy được có gì bất thường hay không và đề ra giải pháp. - Phục vụ cho các quyết định kinh doanh khác

- Kiểm soát CP và CP chung - Các bộ phận riêng lẻ của hệ thống quản lí CP kiểm soát CP theo giới hạn của mình - Thiết lập tiêu thức phân bổ CP chung - Có được sự rõ ràng và thống nhất trong việc phân bổ CP. - Tránh những biến động bất thường.

- Xây dựng ý thức tiết kiệm CP - Ý thức tiết kiệm - Xác định mức độ tham gia của mọi người trong công ty. - Thực hiện những ứng xử thích hợp với nhân viên.

KẾT LUẬN

Do đó phân tích và thẩm định vốn, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của công ty để có biện pháp xử lí và khắc phục sớm là điều can thiết quan trọng và cũng là mục tiêu chính của đề tài :“ Phân tích tài chính của công ty cổ phần sữa vinamilk

Qua bài phân tích về tình tài chính của công ty sữa Vinamilk, giúp chúng ta có thêm thông tin về công ty cũng như tình hình tài chính , kinh doanh của công ty sữa Vinamilk. Nhờ bài phân tích này chúng tôi có thể đọc các bảng cân đối, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, ..., cũng như đánh giá về tình hình kinh doanh, khả năng thanh toán lãi vay, các chỉ số tài chính ..., rất có ý cho ngành nghề của chúng tôi sau này.

Trong quá trình làm bài phân tích nhóm sẽ không tránh khỏi những sai sót, những lỗi do kiến thức, tài liệu và thời gian có giới hạn. Mong giảng viên bộ môn và các bạn góp ý để bài phân tích nhóm này thêm hoàn thiện hơn.

Và cuối cùng là lời cảm ơn của nhóm đến ThS. Lê Đức Thiện , giảng viên dạy bộ môn phân tích báo cáo tài chính đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian làm bài phân tích này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 26 - 29)