Những vấn đề đối với quản lý nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tin_CCHC_so_05_2021 (Trang 35 - 39)

nhà nước ở Việt Nam

Q trình phát triển từ hành chính cơng truyền thống sang quản lý cơng, quản lý công mới và quản trị nhà nước tốt với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát

triển và phục vụ người dân trở thành tất yếu khách quan và khơng có một lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản trị, sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia đều liên quan chặt chẽ tới hoạt động quản trị. Tuy nhiên, sự phát triển và thay đổi về tên gọi từ mơ hình hành chính cơng truyền thống sang mơ hình quản lý cơng, quản lý công mới và quản trị nhà nước tốt về bản chất khơng có sự thay đổi nhiều ở phương diện chức năng quản lý, quản trị.

Cả hành chính cơng, quản lý cơng, quản lý cơng mới và quản trị nhà nước đều có các chức năng cơ bản là: hoạch định, tổ chức lãnh đạo (chỉ đạo) và kiểm tra đều có mục tiêu hướng tới xây dựng một nền hành chính năng động, tinh gọn, minh bạch, hiệu quả cao và thể hiện chức năng phục vụ của nhà nước đối với công dân thay cho chức năng cai trị trong hành chính cơng truyền thống. Sự phát triển và chuyển đổi căn bản đó chính là sự đổi mới cách thức quản lý dân chủ, áp dụng mạnh mẽ các phương pháp, kỹ năng và kỹ trị của quản lý, quản trị của khu vực tư vào khu vực công; sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư vào giải quyết các vấn đề mang tính quốc gia. Do đó, quản

lý nhà nước hay quản lý công ở Việt Nam cần nghiên cứu vận dụng mô hình quản lý cơng mới và mơ hình quản trị nhà nước tốt vào thực tiễn quản lý nhà nước ở Việt Nam theo hướng:

Một là, cân nhắc sửa thuật ngữ (khái niệm) “quản lý nhà nước” thành “quản trị nhà nước”. Bởi hiện nay thuật ngữ quản trị được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới như: quản trị nhà nước, quản trị doanh ng- hiệp, quản trị tổ chức, quản trị văn phòng, quản trị kinh doanh, quản trị các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội… và trở thành chức năng quan trọng của mọi tổ chức và mọi hoạt động, do phát sinh từ sự phân công lao động xã hội, từ sự cần thiết phải phối hợp hành động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân và tổ chức dưới sự điều khiển của các nhà quản trị nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung của tổ chức.

Mặt khác, để phù hợp với thơng lệ quốc tế và q trình hội nhập quốc tế cần sử dụng thuật ngữ quản trị nhà nước thay cho thuật ngữ quản lý nhà nước đang sử dụng ở nước ta. Điều này cũng phù hợp với tinh thần Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Xây dựng và

hoàn thiện nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 cũng xác định: “Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành”.

Hai là, cần vận dụng các đặc trưng, đặc điểm của mơ hình quản lý cơng mới và mơ hình quản trị nhà nước tốt vào quản trị nhà nước như: mở rộng, huy động sự tham gia rộng rãi của các chủ thể trong xã hội vào quản trị nhà nước; quản trị theo tinh thần nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các quy định của pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, tránh các quy định gây phiền hà, khó khăn cho người dân và doanh ng- hiệp; đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch trong quản trị nhà nước; cần có sự thích ứng, linh hoạt đối với những thay đổi của môi trường quản trị.

Quản trị nhà nước trên cơ sở định hướng rõ ràng và sự đồng thuận cao; đề cao trách nhiệm báo cáo và giải trình; phải đặc biệt chú ý đến hiệu lực,

hiệu quả trong quản trị nhà nước; thực hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ giữa Trung ương và chính quyền địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, các hoạt động dịch vụ công.

Ba là, quản trị nhà nước phải dựa trên các quy luật, các quan điểm, các nguyên tắc và phương pháp của các lĩnh vực khoa học liên quan trực tiếp đến quản trị nhà nước như: khoa học quản lý (quản trị học), khoa học hành chính, khoa học tổ chức, khoa học pháp lý, chính sách cơng, các thành tựu khoa học và cơng nghệ.

Bốn là, để quản trị nhà nước có hiệu quả cần đặc biệt chú ý đến các công cụ quản lý hiệu quả như: thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơng cụ tài chính và các nguồn lực khác.

Năm là, quản trị nhà nước phải có sự lựa chọn, áp dụng hợp lý các phương pháp giáo dục; phương pháp tâm lý; phương pháp tổ chức; phương pháp kinh tế; phương pháp hành chính và các phương pháp quản trị hiện đại như: quản lý theo mục tiêu (MBO); phương pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (ISO); phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TMQ) và phương pháp quản lý theo kết quả.

thuật trong quản trị như: nghệ thuật dùng người, nhất là người có tài năng; nghệ thuật tận dụng cơ hội; nghệ thuật vượt qua thách thức và sự thay đổi; nghệ thuật quản trị rủi ro; nghệ thuật ra quyết định; nghệ thuật xử lý, phân tích thơng tin; nghệ thuật đàm phán; nghệ thuật giao tiếp; nghệ thuật quan hệ công chúng (PR) trong quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng./.

Một phần của tài liệu tin_CCHC_so_05_2021 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)