đất trồng cải
4.3.2.1. Vai trò của than sinh học tre và tràm đối với sự phát thải khíN2O N2O
Khi so sánh tốc độ phát thải từng ngày giữa các nghiệm thức bổ sung TSH và đối chứng khơng bổ sung than thì kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ phát thải của N2O từng ngày trong thí nghiệm bao gồm các giai đoạn: giai đoạn 1 (ngày 0–7): Tốc độ phát thải N2O tăng nhanh, trong đó đối chứng có tốc độ phát thải cao nhất đạt 0,66±0,43 mg/m2/ngày. Các nghiệm thức có bổ sung TSH ghi nhận có cường độ phát thải thấp, trong đó thấp nhất là NT3 (0,20±0,08 mg/m2/ngày) (p<0,05). Giai đoạn 2 (ngày 7–28): đối chứng vẫn có tốc độ phát thải cao nhất, tốc độ phát thải N2O ở cả 3 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3) khơng có sự khác biệt (p>0,05). Từ ngày 14, cây bắt đầu phát triển nên tăng hấp thụ phân vô cơ làm cho tốc độ phát thải N2O giảm rõ rệt, nhưng tốc độ phát thải N2O ở đối chứng vẫn không thay đổi. Giai đoạn cây đã trưởng thành hấp thụ phân bón nhiều làm có sự tăng tốc độ phát ở các nghiệm thức có than nhưng vẫn thấp hơn đối chứng (p<0,05).
Với tỷ lệ bón phân ure tương đương nhau là 70 kg N/ha trong tất cả các nghiệm thức, lượng phát thải N2O tích lũy dao động từ 114,5 (mg/m2/ngày) ở nghiệm thức được bổ sung TSH đến 292,05 (mg/m2/ngày) ở đối chứng (Hình 4.23). Kết quả cho thấy bổ sung TSH đã làm giảm đáng kể lượng phát thải N2O (p <0,05) đến 60%. Tỷ lệ sử dụng TSH trong khoảng giữa 2 tấn/ha và 20 tấn/ha khơng gây ảnh hưởng đến lượng phát thải N2O.
Hình 4.23. Cường độ phát thải và tổng lượng phát thải N2O trên đất trồng cải khi bón than tràm (A và B) và bón than tre (C và D)
Ghi chú: kí hiệu a,b,c trong cùng một cột cho biết có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thông qua kiểm định Ducan ở mức ý nghĩa 5%; ĐC= đối chứng; NT1= khối lượng TSH 2 tấn/ha; NT2 khối lượng TSH 10 tấn/ha; NT3= khối lượng TSH 20 tấn/ha.
Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng kết hợp TSH trong đất có thể làm thay đổi các đặc tính của đất, có tiềm năng nâng cao năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính (Dejene and Tilahun, 2019). C/N của TSH tre và tràm lần lượt là 136,36 và 312,79 (Nguyen et al., 2018) việc sử dụng C/N cao cho đất đã làm giảm phát thải N2O do sự cố định N của vi sinh vật (Cayuela et al., 2013). Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước
đây, sự gia tăng độ xốp và độ thống khí của đất là yếu tố chính ảnh hưởng
đến việc sinh tra và khuếch tán N2O (Xiao et al., 2018). Điều này có
nghĩa là khi lượng O2 tăng lên dẫn đến ức chế hoạt động của chất khử nitơ, trong đó chất nitrate hóa là ngun nhân chính gây phát thải N2O.
Than sinh học tre và tràm đều có khả năng làm giảm phát thải CH4 trên đất trồng lúa ngập nước liên tục, từ kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung TSH vào ruộng lúa với tỷ lệ 20 tấn/ha sẽ cho hiệu quả tốt nhất (giảm đến 47,1% lượng phát thải CH4). Đồng thời, TSH tre và tràm khi được bổ sung vào đất trồng hoa màu (trồng cạn), đã giúp làm giảm phát thải N2O đến 60%, lượng TSH bổ sung với tỷ lệ 2 tấn/ha đã mang đến hiệu quả tốt.