BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh học ở bậc THCS (Trang 38 - 39)

Khi dạy lồng ghép tích hợp giáo dục mơi trường trong bộ môn Sinh học cần chú ý đến một số điểm sau:

1 Các kiến thức giáo dục môi trường trong mơn Sinh học có thể phân biệt thành 2 nhóm:

* Hình thành kiến thức mơi trường:

- Các ngun lí sinh thái áp dụng cho môi trường: môi trường và các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, quần thể và đặc trưng của quần thể, quần xã và đặc trưng của quần xã, hệ sinh thái và đặc trưng của các hệ sinh thái.

- Môi trường và con người - Tài nguyên và môi trường

- Bảo vệ môi trường mà cốt lõi là bảo vệ cân bằng sinh thái. * Hình thành thái độ, hành vi về mơi trường

- Hình thành thái độ, hành vi bảo vệ môi trường

- Hình thành thái độ, hành vi sử dụng hợp lí tài ngun, mơi trường. - Hình thành thái độ, hành vi chống ơ nhiễm môi trường

2. Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép, làm phương hại đến khả năng lĩnh hội của học sinh cả về kiến thức khoa học của bộ môn lẫn

nội dung và ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường. Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. Tránh sự lồng ghép, liên hệ gượng ép làm mất tác dụng giáo dục.

- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức

3. Trong chương trình có một số tiết thực hành, thường là các tiết đơn lẻ trong thời khố biểu, nên rất khó thực hiện. Cho nên ta phải giao cho học sinh làm các bài tập thực hành trước ở nhà theo tổ. Qua tiết thực hành hình thành cho các em kỹ năng học tập, kỹ năng bảo vệ môi trường .

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh học ở bậc THCS (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)