PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Cải tiến một số giống lúa địa phương và nhập nội bằng gây đột biến phóng xạ phục vụ phát triển lúa chất lượng tại các tỉnh phía Bắc. (Trang 30 - 32)

5.1. KẾT LUẬN

1) Kết quả đánh giá 3 mẫu giống lúa: Khẩu Mang (mẫu giống lúa địa phương), NN1, NN3 (mẫu giống lúa nhập nội) cho thấy chúng có hàm lượng amylose thấp, hạt gạo dài, trong, mùi thơm, năng suất khá, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu. Ba mẫu giống

Khẩu Mang, NN1 và NN3 được xử lý đột biến phóng xạ tia gamma Co60 nhằm cải tiến

nhược điểm về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và tạo nguồn vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao tại các tỉnh phía Bắc.

2) Hiệu ứng chiếu xạ tia gamma Co60 lên hạt khô của 03 mẫu giống lúa biểu hiện rất khác nhau. Ở thế hệ M1, tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống sót của các mẫu giống lúa đều giảm khi tăng liều lượng chiếu xạ khi đánh giá ở cả 3 giai đoạn mạ, đẻ nhánh và trỗ đến chín; mức độ giảm từ 4,7 - 8,0% so với mẫu giống không xử lý. Tỷ lệ lép của các mẫu giống lúa

đều tăng khi tăng liều lượng chiếu xạ; mức độ tăng từ 18,2 - 56,2 % so với mẫu giống không xử lý. Ở thế hệ M2, các tính trạng như thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, lá địng đứng có tần suất xuất hiện đột biến cao ở liều lượng chiếu xạ 200 Gy, 300 Gy đối với mẫu giống nhập nội NN1. Đột biến thấp cây, đẻ nhánh tốt, số bơng/khóm cao, lá địng đứng xuất hiện với tần suất cao khi chiều xạ mẫu giống nhập nội NN3 với liều lượng 200 Gy và 300 Gy. Đột biến hầu như không xuất hiện hoặc với tần suất rất thấp khi chiếu xạ mẫu giống địa phương Khẩu Mang. Ở thế hệ M3, thu được nhiều cá thể cải tiến có thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, đẻ nhánh khá từ việc chiếu xạ tia gamma với liều lượng 200 Gy và 300 Gy trên hai mẫu giống lúa nhập nội NN1 và NN3.

3) Thơng qua đột biến phóng xạ tia gamma (Co60) đối với 2 mẫu giống nhập nội NN1 và NN3 đã chọn được các dịng lúa thuần có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, cây thấp hơn và năng suất cao hơn giống gốc. Tuy nhiên, đối với những tính trạng liên quan đến chất lượng gạo, cơm việc xử lý đột biến phóng xạ tia gamma (Co60) hầu như khơng có hiệu quả. Kết quả đánh giá 20 dòng lúa được chọn lọc từ các quần thể phân ly sau xử lý đột biến phóng xạ tia gamma (Co60) hai mẫu giống lúa nhập nội đã chọn được 03 dòng triển vọng (NN1-2-5-5, NN1-2-6-55, NN3-2-223-179). Các dịng trên có thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 106 ngày trong vụ Mùa, 125 - 136 ngày trong vụ Xuân), thấp cây, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất thực thu từ 54,8 - 60,7 tạ/ha trong vụ Mùa và từ 65,9 - 67,5 tạ/ha trong vụ Xuân, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên cao, hàm lượng amylose thấp, nhiệt độ hóa hồ thấp. Dịng lúa thuần NN1-2-6- được chọn từ quần thể phân ly sau đột biến mẫu giống nhập nội NN1 được đánh giá có triển vọng nhất ở các thí nghiệm khảo sát, so sánh, khảo nghiệm sinh thái. Dịng NN1-2-6- 55 có thời gian sinh trưởng ngắn (126 - 132 ngày trong vụ Xuân; 98 - 105 ngày trong vụ Mùa), nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại, chống đổ tốt, năng suất thực thu đạt 67,5 tạ/ha trong vụ Xuân và 60,7 tạ/ha trong vụ Mùa. Dịng NN1-2-6-55 có tỷ lệ gạo xát đạt trên 70,0%, hạt gạo dài 7,1 mm, dạng thon dài, hàm lượng amylose 14,0%, cơm mềm, dẻo, vị đậm và có mùi thơm.

5.2. ĐỀ NGHỊ

1) Sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu được tạo mới thông qua xử lý đột biến tia gamma Co60 phục vụ cơng tác chọn tạo giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh tại các tỉnh phía Bắc.

2) Tiếp tục đánh giá, khảo nghiệm quốc gia, hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống, canh tác dòng lúa thuần chất lượng cao NN1-2-6-55; tiến tới công nhận lưu hành và phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Cải tiến một số giống lúa địa phương và nhập nội bằng gây đột biến phóng xạ phục vụ phát triển lúa chất lượng tại các tỉnh phía Bắc. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w