Khai thác kho tài liệu vô tận trên internet với tinh thần tự học, tự vận động của học sinh là chính trong thời gian bồi dưỡng, tuy nhiên do internet ở thời điểm hiện tại vẫn cịn là một “bãi rác khổng lồ có chứa kim cương”, giáo viên cần là người tìm hiểu, định hướng cho học sinh tránh phản tác dụng, để giúp các em thực sự tìm được những tài liệu quý.
Yêu cầu các em lập sổ tay ghi chép cá nhân.
Để việc đọc tài liệu internet thực sự hiệu quả, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt- mục 3.3.5
Kết hợp thuyết giảng và thảo luận, trong tiết học, phần đầu, giáo viên giảng bài, học sinh lắng nghe và ghi chép những điều cần thiết. Phần sau là phần giải đáp thắc mắc của học sinh hoặc thảo luận trao đổi xung quanh đề tài mà giáo viên đưa ra.
3.3.4 Nhiệm vụ và thành quả
Ra đề bài viết ở nhà để học sinh viết theo thời gian ấn định. Giáo viên chấm, phát hiện những ưu và nhược điểm của mỗi học sinh. Chữa lỗi bài làm của học sinh theo chủ điểm để học sinh nhớ lâu và quyết tâm khắc phục.
3.3.5. Em tập làm cô giáo
Như mục 3.3.2 đã viết, song song với việc cung cấp tài liệu, trang web… cho học sinh nghiên cứu, giáo viên sẽ tổ chức cho các em thuyết trình trước bạn bè, cùng trao đổi- Với cách làm này các em đã thực sự làm chủ kiến thức.
Tổ chức hướng dẫn cho các em học sinh chấm bài, nhận xét bài cho bạn, đối với những giờ trả bài như thế, giáo viên cần chủ động chấm trước (nhưng không cho điểm, không ghi lời phê vào bài mà để riêng) để có kết luận xác đáng. Sau khi thực hiện việc làm này, hầu hết các em đều đã học hỏi, rút được những kinh nghiệm quý giá.
3.3.6. Khơng gian nào lí tưởng
Địa điểm bồi dưỡng không nhất thiết phải là trong lớp học. Nơi phù hợp nhất có thể là khung cảnh ngồi trời, nơi thống mát như dưới bóng cây sân trường, trong công viên. Giáo viên nên linh hoạt thay đổi điểm bồi dưỡng để tạo sự hứng thú và thoải mái cho học sinh.
* Đọc-Nghe-Nói-Viết là một vịng trịn khép kín của q trình bồi dưỡng, trong đó học sinh ln đóng vai trị tích cực-chủ động-sáng tạo. Còn giáo viên chỉ là người khơi gợi- hướng dẫn-sửa chữa.
3.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 10, giáo tích cực dạy bồi dưỡng, tổ chức học 2-3 buổi/tuần (trái buổi học chính khóa.
Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường
Người thầy phải ln ln có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tịi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc
biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…
Trong công tác bồi dưỡng HSG, khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng . Chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lịng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
Cách thức tiến hành linh hoạt tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập. Về thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang
lại một kết quả khả quan rõ rệt. Phía giáo viên tham gia bồi dưỡng có được sự chủ động mạnh dạn , ít gặp những lúng túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp dụng chuyên đề. Chuyên đề đã cố gắng tranh thủ thời gian trong điều kiện cho phép nhằm đảm bảo được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi. Riêng phần các em học sinh thì có hứng thú, tích cực học tập trong những giờ lên lớp với thầy và cũng như việc chủ động, tìm tịi học tập, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên với niềm lạc quan say mê. Và kết quả chứng minh cuối cùng đều khá mỹ mãn qua nhiều năm học liên tiếp.
PHẦN KẾT LUẬN
Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG trong mấy năm qua giúp tôi nhận ra rằng, "thiên bẩm" hết sức quan trọng. Song trên thực tế, khơng có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành cơng. Bởi thế, vai trị người thầy là hết sưc quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả những hứng thú, khơng ai có thể làm thay được người thầy. Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là phải có tâm yêu nghề, đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người thầy là đào tạo bồi dưỡng được thật nhiều học trò giỏi. Kết quả thì tâm hồn, tri thức, và những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trị. Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải ln có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó, sự nhạy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành cơng. Để có được kết quả thành cơng tốt đẹp thì mỗi người giáo viên chúng ta phải ln tìm tịi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất theo mình để giảng dạy, bồi dưỡng cho các em.
Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì mênh mơng rộng lớn vơ cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi. Vì vậy trong giới hạn của chuyên đề này, người viết chỉ khiêm tốn đưa ra một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả. Đó là những điều mà người viết suy tư, cọ xát và trải nghiệm qua thực tế giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là những suy nghĩ trăn trở rất nhiều trong thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm học. Hi vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin được sự quan tâm của các đồng nghiệp, được trao đổi, thảo luận để mong rút tỉa được những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - một công tác rất đỗi nặng nề nhưng rất vinh dự của người giáo viên.
Do thời gian có hạn mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vơ cùng nên chun đề khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, người viết rất trân trọng trước sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.