Đến với thơ trào phúng Tú Xương, ta bắt gặp ở đó một tài năng nghệ thuật lớn. Trong thơ ông hiện lên tất cả các đối tượng thuộc đủ mọi tầng lớp, loại người trong đó có cả chân dung nhà thơ. Thơ trào phúng Tú Xương đã vẽ lên bức tranh sinh động về hiện thực xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, ở đó bọn thực dân Pháp, quan lại phong kiến, các bậc khoa bảng, những kẻ tha hoá về đạo đức, những nhân vật mới của xã hội (đĩ điếm, me Tây, bồi bếp, thơng ngơn, kí lục…) .
Bên cạnh những đối tượng trào lộng đó thì nhà thơ cũng vẽ lên bức chân dung tự hoạ của chính mình. Đó là hình ảnh một ơng Tú với dáng vẻ xấu xí, lì lợm, ranh mãnh. Một Tú Xương với tính cách ngơng nghênh, ăn chơi tự do phóng túng, một Tú Xương với cuộc sống sinh hoạt cá nhân, gia đình và cuộc đời lận đận nơi trường thi. Viết về mình nhưng đó cũng chính là những vần thơ mà Tú Xương phản ánh về thời đại mình.
Đọc thơ Tú Xương, độc giả nhận thấy được tài nghệ bậc thầy của một người nghệ sĩ tài năng trong văn học. Để tạo ra hiệu quả trào phúng, nhà thơ đã khéo léo sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: đối lập, tương phản, chơi chữ, đảo ngữ, nói lái, dùng từ ngoại lai, đại từ nhân xưng, sử dụng từ tượng thanh, tượng hình… và cách sử dụng vốn văn học dân gian và ngôn ngữ đời sống một cách uyển chuyển, linh hoạt. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó đã tạo nên giọng thơ trào phúng rất riêng chỉ có ở Tú Xương.
Với tư cách là nhà thơ cuối cùng của giai đoạn văn học trung đại, Tú Xương đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của thơ ca dân tộc, đặc biệt là tài năng
nghệ thuật trào phúng về sử dụng ngôn ngữ, Tú Xương xứng đáng được mệnh danh là “bậc thần thơ thánh chữ” của thi ca trung đại Việt Nam.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương” là bài viết của riêng tơi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước và các tài liệu tham khảo. Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về tác giả cũng như tác phẩm của ông, nhất là phần nghệ thuật trào phúng để phục vụ cho việc học tập và giảng dạy thơ văn Tú Xương được tốt hơn. Tuy nhiên, bài viết sẽ cịn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Dục (1986), Vị trí của Tú Xương trên dòng văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí văn học số 1.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Mai Hương (Tuyển chọn và biên soạn), (2000), Tú Xương, thơ lời bình và giai thoại, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.
4. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (Tái bản), (2009), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Thanh Mại -Trần Tuấn Lộ (1961), Tú Xương con người và nhà thơ, Nxb Văn hố, Hà Nội.
8. Hồng Phê (chủ biên), (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
9. Ngô Văn Phú (biên soạn), (1998), Tú Xương con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn.
10. Vũ Văn Sỹ, Đinh Minh Hằng, Nguyễn Hữu Sơn, (2003), Trần Tế Xương về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Đỗ Huy Vinh, (Sưu tầm và biên soạn), (1995), Tú Xương giai thoại, Nxb Văn hoá dân tộc.
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Lịch sử vấn đề 2
III. Mục đích nghiên cứu 4
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 VI. Phương pháp nghiên cứu 4
VII. Bố cục đề tài 5
B,. PHẦN NỘI DUNG 5
Chương I. Những vấn đề chung 5
I. Khái niệm trào phúng 5
II. Cơ sở nảy sinh tiếng cười trào phúng trong thơ Tú Xương
6
1. Thực tiễn lịch sử 6
2 . Hoàn cảnh cuộc đời 8
Chương II: Nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương 10 I. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trào phúng 10 1.Nghệ thuật xây dựng hình tượng khách thể 10 a. Hình tượng thực dân Pháp 11
c. Hình tượng các bậc khoa bảng 15 d. Hình tượng các nhân vật khác 16 2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng chủ thể 16 II. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trào phúng 19 1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đời sống 19
a. Đại từ nhân xưng 19
b. Từ tượng thanh, tượng hình 22
c. Khẩu ngữ 25
2. Sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian (thành ngữ, tục ngữ, ca dao) 26 III. Các thủ pháp nghệ thuật khác 27 1. Phép đối 27 2. Chơi chữ 28 3. Đảo ngữ 29 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32