Giải pháp thực hiện của chúng tôi đã đem lại hiệu quả quản lý khá lớn trong
nhà trường ở nhiều phương diện : quản lý cơ sở vật chất, giáo dục tư tưởng đạo đức – ý thức cho cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh,nâng cao nhận thức của phụ
huynh học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác quản lý CSVC nhà trường nói
chung, CSVC lớp học nói riêng :
Về việc quản lý cơ sở vật chất : Đảm bảo tuổi thọ của CSVC - tài sản, phát
huy hết hiệu quả sử dụng tài sản., thực hành tiết kiệm. Tuổi thọ của CSVC - tài
sản, hiệu quả sử dụng cao góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả dạy –
học trong nhà trường, đồng thời tiết kiệm cho nhà trường hàng chục triệu đồng tu
sửa CSVC mỗi năm để góp một phần kinh phí vào việc nâng cao hiệu quả công tác
dạy – học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
tạo trong việc quản lý – sử dụng tài sản, lớp học của giáo viên, học sinh, phụ
huynh học sinh, ý thức cộng đồng trách nhiệm trong việc bảo quản giữ gìn tài sản,
vệ sinh mơi trường lớp học nói riêng, tài sản nhà trường nói chung . Hình thành ý
thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường nhà trường xanh – sạch – đ p.
Về cơng tác quản lý : Đây là một hình thức phát huy quan điểm “ Dân chủ,
tập trung” trong công tác quản lý nhà nước của Đảng ta. Giải pháp quản lý này
phát huy cao độ tính dân chủ , huy động nhiều lực lượng như học sinh, giáo viên,
phụ huynh học sinh….cùng tham gia làm cơng tác quản lý một cách tích cực, tự
giác . Mỗi người, mỗi tổ trong lớp tự quản lý tài sản của mình được giáo viên chủ
nhiêm giao cho.Giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động, sáng tạo tìm giải pháp quản lý
tài sản của lớp mình được nhà trường giao . Ban đại diện cha m học sinh lớp chủ
động kết hợp với GVCN lớp quán tài sản của lớp. Từng phụ huynh tăng cường
giáo dục ý thức bảo vệ tài sản của lớp cho con em mình. Các giáo viên bộ mơn khi
giảng dạy tại lớp nào chịu trách nhiệm quản lý tài sản lớp đó cùng với học sinh
Việc quản lý tài sản trong nhà trường không phải do một bộ phận, một cá nhân
quản lý mà do tập thể tập thể quản lý, công khai minh bach, công khai số lượng,
chất lượng tài sản, cơng khai sự hỏng hóc, mất mát, ngun nhân và sự đền bù, đối
tượng, hình thức đền bù. Vì vậy, tạo ra bầu khơng khí đồn kết, thân thiện, hiệu
quả quản lý cao hơn, khối lượng công việc quản lý được san xẻ.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý CSVC – tài sản lớp học,
chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây :
1. Đối với nhà trường : Cần xây dựng quy chế chung quy định về việc giao
khoán quyền tự chủ trong việc sử dụng – quản lý CSVC- tài sản lớp học nói riêng,
tài sản nhà trường nói chung. Hằng năm có tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp
thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, rút kinh nghiệm các tập thể, cá nhân thực
hiện chưa tốt.
2. Đối với GVCN lớp: Cần cụ thể hơn, công bằng, khách quan trong việc giao khoán đến từng tổ, từng cá nhân trong lớp, tăng cường tính chặt chẽ, kịp thời,
chế độ thông tin hai chiều với nàh trường và phụ huynh học sinh. Thường xuyên
biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân trong lớp thực hiện tốt, rút
kinh nghiệm các tập thẻ, cá nhân thực hiện chưa tốt.
3. Đối với phụ huynh học sinh : Tăng cường cộng đồng trách nhiệm với
GVCN,với nhà trường trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, kịp
thời xử lý,giải quyết những sai phạm theo quy định chung.
Định Quán, ngày 28 tháng 10 năm 2015
Người viết