Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Cơ sở thực tập Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Sông Thương Bắc Giang (Trang 27 - 30)

IV. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CẤP PHÁT THUỐC TẠI BÊNH VIỆN

4.2. Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú

Việc cấp phát thuốc ngoại trú tại khoa Dược bệnh viện đa khoa Sông Thương được thực hiện như sau:

Trách nhiệm

Sơ đờ q trình

thực hiện Mơ tả/ Biểu mẫu

- Nhân viên kho

cấp ngoại trú

- Chào hỏi xã giao.

- Trao đổi thông tin - Tiếp nhận đơn thuốc.

- Nhân viên kho

cấp ngoại trú

- Kiểm sốt hình thức đơn: đối chiếu đơn thuốc với mẫu tương ứng Bộ Y tế quy định.

- Kiểm soát nội dung đơn: tên, tuổi người bệnh, địa chỉ người bệnh, tên thuốc, nồng độ hàm lượng, số lượng, ngày tháng kê đơn, thời hạn đơn thuốc, họ và tên người kê đơn, chữ ký người kê đơn (đối chiếu mẫu chữ ký với đơn thuốc “N”), tương tác , tương kỵ…

- Sau khi kiểm soát kỹ các nội dung trong đơn: nếu hình thức và nội dung đơn đảm bảo đúng, hợp lệ, khơng có gì sai hoặc nghi vấn, được cấp cho người bệnh và ngược lại nếu đơn không hợp lệ, có gì sai sót hoặc nghi vấn thì phải làm rõ (hỏi lại người kê đơn) hoặc hướng dẫn người bệnh gặp lại người kê đơn để bổ sung, sửa đổi, sau khi đã rõ hoặc được người kê đơn sửa chữa, bổ sung đủ, đúng quy định mới cấp.

- Đơn thuốc được từ chối cấp cho người bệnh khi những sai sót khơng được làm rõ, khơng được sửa đổi, bổ sung.

- Nhân viên kho

cấp ngoại trú

- Khi cấp phải kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, số lượng…. ghi trên đơn thuốc với thực tế các thuốc có tại kho thuốc. - Lựa chọn và lấy thuốc cấp cho người bệnh theo đúng thứ tự từng loại thuốc ghi trên đơn (không

Giao tiếp bệnh nhân, tiếp nhận đơn Kiểm soát đơn thuốc

được tự ý thay đổi thuốc có thành phần hoạt chất khác với thành phần hoạt chất của thuốc ghi trong đơn) để riêng một nơi.

- Giao thuốc cho người bệnh (không giao thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi và người mắc bệnh tâm thần kinh...). Ra lẻ và giao cụ thể từng loại thuốc (thuốc giao cho người bệnh phải được bao gói cẩn thận để trong túi Polyethylen sạch, trong mỗi túi đựng từng loại thuốc phải có nhãn và trên nhãn phải ghi rõ tên thuốc, trường hợp nhãn trên bao bì trực tiếp của thuốc khơng cịn nguyên vẹn phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết về thuốc như tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng, cách dùng… để người sử dụng biết, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn) cho người bệnh.

- Ghi ngày, tháng, năm đã cấp và ký tên người cấp vào đơn thuốc hoặc trên sổ khám bệnh hoặc sổ khám bệnh mạn tính. Đối với đơn thuốc “N” cịn phải ghi thêm số lô, hạn dùng của thuốc vào đơn; đồng thời hướng dẫn người mua ghi rõ họ tên, địa chỉ, số giấy CMTND và ký tên vào đơn lưu.

- Nhân viên kho

cấp ngoại trú

- Ghi chép xong, nhân viên cấp phát thuốc phải hướng dẫn người bệnh.

- Kiểm tra lại tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hạn dùng... của thuốc đã cấp.

- Hướng dẫn nhắc lại cho người bệnh cách dùng (kiêng kỵ, tránh những tương tác do thức ăn, đồ uống… gây độc tính hoặc giảm tác dụng của thuốc…), liều dùng, thời gian uống thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc ghi trên đơn. - Nhân viên cấp thuốc chủ động liên lạc với người bệnh, nhắc nhở người bệnh gọi điện hoặc gặp trực tiếp nhân viên cấp thuốc hoặc người kê đơn để được giải thích, hướng dẫn các nội dung liên quan về sử dụng mà người bệnh chưa rõ. Cấp phát thuốc Trả phiếu lĩnh và thuốc dư thừa

- Nhân viên kho

cấp ngoại trú

- Vào sổ xuất nhập theo dõi, lưu các tài liệu liên quan đến vào cặp hồ sơ theo đúng quy định.

Hình ảnh đơn thuốc ngoại trú:

Vào sổ theo dõi nhập xuất

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Cơ sở thực tập Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Sông Thương Bắc Giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)