CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. Sợi tự nhiên
1.3.5.1. Tình hình trồng và kinh doanh dừa trên thế giới và trong nước
❖ Trên thế giới
Cây dừa được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới, dọc bờ biển và các đảo trên 90 quốc gia, với hơn 11 triệu ha; tập trung nhiều nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mười quốc gia có diện tích trồng dừa lớn trên thế giới là Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka, Brazil, Thái Lan, Papua New Guinea, Malaysia, Việt Nam và Vanuatu [22]. Ba quốc gia hàng đầu là Indonesia, Philippines, Ấn Độ có diện tích trồng hơn 1 triệu ha, chiếm trên 80% sản lượng dừa thế giới (Bảng 1.3).
Bảng 1.4 Năm quốc gia dẫn đầu sản lượng dừa, năm 2012 STT Quốc gia Sản lượng (1.000 tấn) Tỷ lệ % sản lượng thế giới STT Quốc gia Sản lượng (1.000 tấn) Tỷ lệ % sản lượng thế giới
1 Indonesia 18.000 30,0 2 Philippines 15.862 26,4 3 Ấn Độ 10.560 17,0 4 Brazil 2.888 4,8 5 Sri Lanka 2.000 3,3 (Nguồn: FAOSTAT)
Hai nước có diện tích lớn là Indonesia và Philippines lại có năng suất dừa khá thấp, trong khi các nước khác như Ấn Độ, Sri Lanka, và Việt Nam có năng suất dừa cao hơn nhiều (Bảng 1.4).
Bảng 1.5 Diện tích và năng suất dừa một số nước, năm 2011
STT Quốc gia Diện tích
(ha) Năng suất (trái/ha/năm) 1 Indonesia 3.800.000 4.000 2 Philippines 3.560.000 3.719 3 Ấn Độ 1.900.000 7.748 4 Sri Lanka 395.000 7.364
5 Thái Lan 247.000 4.800
6 Việt Nam 144.800 8.294
(Nguồn: Chương trình Phát triển ngành dừa Bến Tre đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2300/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre), Asian and Pacific Coconut Community - APCC)
❖ Trong nước
Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam phù hợp cho cây dừa sinh trưởng, nhất là đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Duyên hải miền Trung, hiện có khoảng 150.000 ha đất trồng dừa, tập trung chủ yếu ở Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Bình Định,… Trong đó, Bến Tre và Trà Vinh phát triển mạnh.
Tỉnh Bến Tre là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất nước, được mệnh danh là “xứ dừa”. Diện tích trồng dừa ở Bến Tre khoảng 58.440 ha (năm 2012). Đất trồng dừa ở Bến Tre chiếm 35% diện tích dừa cả nước và chiếm 43,6% diện tích dừa ĐBSCL, phân bố chủ yếu ở vùng nước lợ và một số ít ở vùng nước ngọt.
Các phế phẩm từ dừa đã và đang được tận dụng trong nhiều lĩnh vực. Đây là nguồn nguyên liệu phổ biến, rẻ tiền nên nếu được ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm composite sẽ nâng cao giá trị sợi xơ dừa, tăng nguồn thu nhập cho người nông dân.
Các phế phẩm từ dừa đã và đang được tận dụng trong nhiều lĩnh vực. Đây là nguồn nguyên liệu phổ biến, rẻ tiền nên nếu được ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm composite sẽ nâng cao giá trị sợi xơ dừa, tăng nguồn thu nhập cho người nơng dân.
Bảng 1.6 Diện tích và sản lượng dừa của Việt Nam năm 2012, theo từng tỉnh.
STT Tỉnh Diện tích (ha) Tỉ trọng (%) Sản lượng (triệu quả) 1 Bến Tre 58.440 37,22 469,000 2 Trà Vinh 16.300 10,38 169,400 3 Tiền Giang 10.823 6,89 130,400 4 Kiên Giang 8.110 5,17 61,636 5 Bạc Liêu 6.220 3,95 47,120 6 Cà Mau 11.900 7,58 90,440
7 Tây Ninh 1.570 1,00 11,932 8 Bình Định 10.520 6,70 42,100 9 Phú Yên 1.700 1,08 6,800 10 Khánh Hòa 1.640 1,04 6,600 11 Các tỉnh khác 29.797 18,89 190,900 Tổng 157.000 100 1.226,328
(Nguồn: Theo Niên giám Thống kê của Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC), 2014)
1.3.5.2. Quả dừa
❖ Cấu tạo quả dừa
Ở đồng bằng sông Cửu Long, giống dừa ta xanh được trồng phổ biến để lấy cơm dừa. Dừa sau khi trồng 5-7 năm mới ra quả. Quả dừa từ khi hình thành đến già chín phải mất từ 11 đến 13 tháng. Quả dừa thường có dạng trứng, hình dạng chính xác của nó tùy thuộc vào giống dừa.
Về mặt thực vật học, dừa là quả hạch có xơ (khơng phải là loại quả hạt thực thụ). Vỏ ngoài của quả dừa thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ; lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong (hay gáo dừa hoặc sọ dừa). Lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm (gọi là các mắt dừa). Thường hai trong ba lỗ hay “mắt” đó nhỏ hơn và cứng, lỗ thứ ba mềm. Mầm hay phơi nằm ngay dưới mắt mềm đó. Khi quả nảy mầm, mầm lách qua lỗ đó để mọc ra ngồi [23].
Hình 1.10 Cấu tạo của quả dừa.
Khối lượng tương đối của các thành phần trong quả dừa khơng cố định, trị số trung bình thể hiện ở bảng 1.6.
Hình 1.11 Tỉ lệ khối lượng trung bình của các thành phần trong một quả dừa
Tỉ lệ khối lượng so với quả (%) Vỏ dừa Gáo dừa Cơm dừa Nước dừa
35 12 28 25
❖ Ứng dụng của dừa.
Tại nhiều nước trên thế giới, cây dừa được gọi là “cây của cuộc sống” do tính hữu dụng của hầu hết các bộ phận trên cây dừa để làm ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống người dân và cho nền kinh tế của quốc gia.
Trước hết, cây dừa là nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống và vật liệu xây dựng nhà cửa cho người dân địa phương. Bên cạnh đó phải kể đến cơm dừa, dầu dừa, gáo dừa và những sản phẩm khác là nguồn nguyên liệu chính cho ngành cơng nghiệp xà phịng, sản xuất than hoạt tính và xuất khẩu. Người ta ước tính có đến hơn 100 sản phẩm được làm trực tiếp hay gián tiếp từ dừa.