Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trước khi có thủy điện Sơn La

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (gis), đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất lưu vực thủy điện sơn la giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 38 - 43)

Theo kết quả thống kê, năm 2005 diện tích tự nhiên của lưu vực thủy điện Sơn La là 346778 ha, trong đó chiếm ưu thế trong cơ cấu sử dụng đất vẫn là loại đất nông nghiệp, chiếm 66,47%, đặc biệt trong đó là đất lâm nghiệp với 160347,9 ha (chiếm 46,25%). Diện tích đất nuôi trồng thủy sản khá nhỏ. Cùng với đặc điểm chung của toàn khu vực, diện tích đất chưa sử dụng trong lưu vực cũng còn khá lớn với 105771,4 ha (chiếm 30,5%). Đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ với 3,03%, chiếm gần như tuyệt đối là đất ở nông thôn, còn diện tích đất ở đô thị chiếm số lượng nhỏ, phân bố chủ yếu ở các thị xã trong lưu vực hoặc dọc các tuyến giao thông quan trọng, cụ thể:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất lƣu vực thủy điện Sơn La năm 2005

(Nguồn: Tính từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005)

TT Loại hình sử dụng đất DT (Ha) Tỷ lệ (%)

Tổng quỹ đất 346778 100

1 Đất nông nghiệp 230490,7 66,47

1.1 - Đất sản xuất nông nghiệp 70048,0 20,20

1.2 - Đất lâm nghiệp 160374,9 46,25

1.3 - Đất nuôi trồng thủy sản 67,8 0,02

2 Đất phi nông nghiệp 10515,9 3,03

2.1 - Đất ở 3825,8 1,10

Trong đó: + Đất ở nông thôn 3292,7 0,95

+ Đất ở đô thị 533,1 0,15

2.2 - Đất chuyên dùng 6690,1 1,93

3 Đất chưa sử dụng 105771,4 30,50

3.1 - Đất bằng (chủ yếu ven sông suối) 774,6 0,22

3.2 - Đất đồi núi chưa sử dụng 94768,3 27,33

Bản đồ 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 Lƣu vực thủy điện Sơn La

Biểu đồ 01: Hiện trạng sử dụng đất lƣu vực thủy điện Sơn La năm 2005

66,47 % 3,03 %

30,5 %

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Đất nông nghiệp: Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy đây là loại hình sử dụng đất chủ yếu trong lưu vực, đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là đất trồng cây lâu năm với 40670,7 ha (chiếm 65,63%), chiếm gần như tuyệt đối trong loại đất này là đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Đất trồng lúa chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong đất sản xuất nông nghiệp với diện tích là 16221,5 ha (chiếm 26,18%), trong đó chủ yếu là đất trồng lúa nương, đây là tập quán sản xuất chính của đồng bào dân tộc nơi đây. Đất trồng lúa nước chủ yếu phân bố dọc các thung lũng sông suối với các đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ chiếm 6,64% trong cơ cấu đất nông nghiệp. Đất trồng cây hằng năm chiếm tỉ lệ nhỏ, phần lớn được trồng xen kẽ với nương rẫy, hiệu quả kinh tế thấp.

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp lƣu vực thủy điện Sơn La năm 2005

Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1, Đất trồng lúa 16221,5 26,18

Đất chuyên trồng lúa nước 4116,2 6,64

Đất trồng lúa nước còn lại 4917,1 7,93

Đất trồng lúa nương 7188,3 11,60

2, Đất trồng cây hằng năm 4879,1 7,87

Đất bằng trồng cây hàng năm khác 97,2 0,16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 4781,9 7,72

3, Đất trồng cây lâu năm 40670,7 65,63

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 38536,1 62,18

Đất trồng cây ăn quả lâu năm 29,0 0,05

Đất trồng cây lâu năm khác 2105,6 3,40

4, Đồng cỏ chăn nuôi 200,7 0,32

Tổng 61972,1 100,0

(Nguồn: Tính từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005)

Đất lâm nghiệp: là loại đất chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất, trong đó đất rừng phòng hộ chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối với 87,73% tổng diện tích đất lâm nghiệp, đặc biệt có thể thấy phần lớn diện tích đất rừng là rừng tự nhiên. Đất rừng sản xuất chiếm tỉ trọng nhỏ với 112,27%, trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất là 10605,5 ha (chiếm 6,61%) là loại đất có tỉ trọng cao nhất trong đất rừng sản xuất. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của Sơn La nói chung và lưu vực thủy điện nói riêng phần lớn vẫn dựa vào khai thác tự nhiên, tuy nhiên phần lớn diện tích rừng trong khu vực là rừng nghèo và rừng trung bình, rừng giàu gần như đã bị khai thác hết, chỉ còn phần bố rải rác ở vùng núi cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái. Do vậy việc tăng cường bảo vệ, trồng rừng kết hợp với tu bổ, cải tạo rừng đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bảng 3.3. Hiện trạng đất lâm nghiệp lƣu vực thủy điện Sơn La năm 2005 Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1,Đất rừng sản xuất 19675,7 12,27

Đất có rừng tự nhiên sản xuất 10605,5 6,61

Đất có rừng trồng sản xuất 1492,6 0,93

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 6914,8 4,31

Đất trồng rừng sản xuất 662,9 0,41

2, Đất rừng phòng hộ 140696,7 87,73

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 116022,3 72,35

Đất có rừng trồng phòng hộ 753,1 0,47

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 23544,6 14,68

Đất trồng rừng phòng hộ 376,7 0,23

Tổng 160372,5 100,0

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (gis), đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất lưu vực thủy điện sơn la giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 38 - 43)