Tính chọn khớp nố

Một phần của tài liệu Băng tải vận chuyển cát (Trang 65 - 69)

- Xác định lực căng ban đầu:

5.2. Tính chọn khớp nố

Có ba loại khớp nối chính: Khớp nối trục chặt, khớp nối trục bù, khớp nối trục đàn hồi.

Đặc điểm của nối trục chặt là dùng để nối cứng các đầu trục có đường tâm trên cùng một đường thẳng và không di chuyển tương đối với nhau. Nối trục chặt cấu tạo đơn giản nhưng đòi hỏi chế tạo và lắp ghép chính xác.

Nối trục bù dùng để nối cá c đầu trục có sai lệch vị trí tương đối giữa các đầu trục, độ lệch trục, độ lệch góc hay độ lệch tâm hay độ lệch tổng hợp, nhờ khả năng di động giữa các chi tiết cứng trong nối trục bù.

Nối trục đàn hồi là hai nửa nối với nhau bằng bộ phận đàn hồi. Bộ phận đàn hồi có thể là kim loại hoặc phi kim loại. Nhờ bộ phận đàn hồi nên nối trục đàn hồi có khả năng giảm va đập và chấn động, đề phòng cộng hưởng do dao động xoắn gây nên và bù lại độ lệch trục. Nối trục bằng vật liệu phi kim loại rẻ và đơn giản do vậy dùng để truyền mô mem xoắn nhỏ và trung bình. Khi môn men xoắn lớn thì dùng vật liệu là kim loại.

- Để đảm bảo cho việc truyền momen xoắn từ trục động cơ sang trục I và trục III sang trục băng tải được ổn định, ta chọn khớp nối giữa 2 trục là khớp nối đĩa. Vì nó có cấu tạo đơn giản, có độ chính xác cao về độ đồng tâm và nhỏ gọn hơn nối trục đàn hồi.

Nối trục đĩa có đường kính lắp trục d=55mm bằng đường kính trục ra của hộp giảm tốc vì vậy thỏa mãn.

Hình 4.4: Nối trục đĩa

+ Đường kính trục chỗ lắp khớp nối là d = 55 (mm).

+ Khớp nối là chi tiết tiêu chuẩn vì vậy trong thiết kế thường dựa vào mômen xoắn tính toán Tt.

Tt = k.T ≤ [T] (4.32) + Trong đó :

T : mômen xoắn danh nghĩa : T = TIII =628,455 (Nm)

k: hệ số chế độ làm việc, phụ thuộc vào loại máy công tác, tra bảng 16.1.[1] k =1,5 ÷ 2 chọn k = 1,2

Thay vào công thức (4.32) ta có:

Tra bảng 16.4[5] được [T] = 1600 (Nm)

Bảng 4.2: Kích thước cơ bản của nối trục đĩa

T d D D0 L d4 Z

1600 55 180 150 170 13 6

+ Kiểm nghiệm điều kiện bền của vòng đàn hồi :

- Dùng loại bulông lắp không khe hở thì lực xiết cần thiết:

0 2kT V > Z.f.D (4.33) - Trong đó: Z: bu lông: Z = 6

D0: đường kính vòng tròn qua tâm các chốt: D0 = 150 (mm) f: Là hệ số ma sát được lấy 0,15÷0,2 3 0 2kT 2.754,146 V > 8379,4( ) Z.f.D =6.0,2.150.10− = N

Bu lông được kiểm nghiệm theo công thức:

[ ]2 2 6 2 2 6 4 1,3 1,3.8379,4 82110,73( / ) 90 .( ) / 4 3,14.13 .10 V N m MPa d σ = = − = < σ Π ;

⇒ Vậy khớp nối chọn đã thoả mãn

5.3. Trục tang

Một phần của tài liệu Băng tải vận chuyển cát (Trang 65 - 69)