NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CAO KHÔ HCT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế cao khô từ dịch chiết cồn phương thuốc hoàng cầm thang và bước đầu khảo sát một số tác dụng sinh học (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4. NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CAO KHÔ HCT

3.4.1. Chuẩn bị chế phẩm thử

Nguyên tắc tính liều: Liều của phương thang cổ truyền 1 thang thuốc/người(60kg)/ngày tương đương với liều cao khô HCT là 11g/người(60kg)/ngày.

Ở đây theo hệ số ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm, liều của chuột nhắt trắng gấp 12 lần liều của người. Vì vậy liều tương đương của chuột nhắt trắng ở đây là 2,2g/kg thể trọng/ngày. Từ đó làm cơ sở cho tính liều thử tác dụng sinh học. Thử ở 3 mức liều là:

Liều thấp: ½ liều tương đương, 1,1g cao khơ/kgTT/ngày.

Liều trung bình: bằng liều tương đương, 2,2g cao khơ/kgTT/ngày. Liều cao: gấp đôi liều tương đương, 4,4g cao khô/kgTT/ngày.

Liều aspirin chống viêm trên người là 3 – 6g/người(60kg)/ngày, vậy liều chống viêm cho chuột nhắt trắng dùng ở đây là 0,6 - 1,2g/kgTT/ngày.

3.4.2. Tác dụng chống viêm của cao đặc Hoàng cầm thang

- Súc vật: Chuột nhắt trắng trọng lượng 20-22g, giống đực, chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con.

Lô chứng : uống nước cất đồng thể tích

Lơ đối chiếu : uống aspirin với liều 0,6g/kg/lần. Lô thử 1 : uống cao khô liều 1,1g/kg/lần.

Lô thử 2 : uống cao khô liều 2,2g/kg/lần. Lô thử 3 : uống cao khô liều 4,4g/kg/lần.

(Cao khơ Hồng cầm thang và aspirin pha trong nước để thể tích mỗi lần uống thuốc 1ml/100gTT).

- Tác nhân gây viêm: Xylen.

- Cách tiến hành: Cho chuột uống thuốc 1 lần/ngày, liên tục trong 3 ngày, sau khi uống thuốc lần cuối 1h, bôi 0,05ml xylen/con lên cả hai mặt của tai phải chuột, tai trái không bôi để đối chiếu. Sau 2h, giết chuột bằng cách kéo cổ. Cắt tai chuột. Dùng dụng cụ đục lỗ đường kính 8mm, đục lỗ hai bên tai chuột ở cùng vị trí. Cân và tính giá trị chênh lệch giữa hai bên tai chuột [27].

Kết quả: Đánh giá dựa trên mức độ phù tai chuột

Bảng 3.11. Mức độ phù tai chuột giữa các lô thử

Thuốc thử n Liều thử (g/kgTT x 1 lần/ngày) Mức độ phù (%) (X ± SD) P 01 Nước cất 10 114,36 ± 36,42 02 Aspirin 10 0,6 68,78 ± 26,75 P2-1 < 0,01 03 Liều thấp 10 1,1 81,11 ± 29,67 P3-1 < 0,05 P3-2 > 0,05 04 Liều trung bình 10 2,2 64,66 ± 25,57 P4-1 < 0,005 P4-2 > 0,05 P4-3 > 0,05 05 Liều cao 10 4,4 86.38 ± 31,73 P5-1 > 0,05 P5-2 > 0,05 P5-3 > 0,05 P5-4 > 0,05

0 30 60 90 120 150

Chứng Aspirin Liều thấp Liều TB Liều cao

Hình 3.11. Biểu đồ mức độ phù tai

Bảng 3.12. So sánh tác dụng giảm phù của cao khô và cao đặc HCT.

Thuốc thử Mức độ giảm phù(%)

Cao khô Cao đặc [22]

3 Liều thấp 29,07 24,77 4 Liều trung bình 43,45 36,13 5 Liều cao 24,47 12,25 0 10 20 30 40 50

Liều thấp Liều TB Liều cao

cao khô cao đặc

Hình 3.12. Biểu đồ so sánh mức độ giảm phù của cao khô và cao đặc giữa các lô thử tương ứng.

Nhận xét:

- Chênh lệch mức độ phù giữa các lô chuột biểu thị khả năng giảm phù của thuốc: ở lơ chuột uống aspirin, uống cao khơ Hồng cầm thang với liều thấp (½ liều tương đương) và liều trung bình (bằng liều tương đương) đều có tác dụng giảm phù tai rõ rệt so với lô chứng (P<0,01 và P<0,05).

- Khi cho chuột uống thuốc ở liều cao (gấp 2 lần liều tương đương) tuy mức độ phù tai chuột có giảm khi dùng thuốc, tuy nhiên khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lơ chứng (P>0,05).

- Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi dùng liều thấp và liều trung bình (P>0,05). Tuy nhiên ta thấy mức độ phù tai là nhỏ nhất ở lô dùng liều trung bình. Vì vậy, nên dùng thuốc với liều tương đương liều của phương thang y học cổ truyền để có tác dụng chống viêm tốt nhất.

- Mức độ giảm phù của chuột uống được uống cao khô HCT cao hơn mức độ giảm phù của chuột uống cao đặc HCT chiết bằng nước ở tất cả các lơ thử (theo biểu đồ hình 3.12).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế cao khô từ dịch chiết cồn phương thuốc hoàng cầm thang và bước đầu khảo sát một số tác dụng sinh học (Trang 55 - 58)