Con đƣờng xâm nhập của cây Mai Dƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc (Trang 73 - 74)

Mai dương xuất hiện vào Vĩnh Phúc khoảng giữa thế kỷ XX. Sự phát tán của Mai Dương vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua nhiều con đường khác nhau. Theo cả hai con đường có chủ định và khơng chủ định.

Có chủ định:

Trong q trình đi khảo sát và điều tra chúng tôi được nghe các bác cựu chiến binh huyện Lập Thạch kể lại. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ một số người đã mang quả của cây Mai Dương về trồng làm hàng rào. Vì loại cây này mọc rất nhanh, sống được trên đất khơ cằn và có gai sắc nên người, động vật không thể chui qua được. Tháng 7 năm 2010 khi chúng tôi tiến hành điều tra. Tại xã Cao Phong một số người đã nhân giống và bán với giá rất thấp cho những người dân làm hàng rào.

Không chủ định:

- Do ven các sông, hồ, đầm, ao, chm là các vùng đất bán ngập, ít chịu tác động của con. Là môi trường rất tốt cho Mai Dương tồn tại và phát triển. Quả và hạt của Mai Dương khi chín rụng xuống, một phần ở lại trong đất, cát (trong mùa khơ), một phần theo dịng chảy tự nhiê phát tán đi khắp nơi. Một phần nhờ hệ thống thuỷ lợi mang đi theo những đợt bơm cung cấp nước cho nông nghiệp. Một lượng lớn các hạt của Mai Dương trong cát, đất ở các vùng ven sông. Khi khai thác cát, hạt Mai Dương được các xe trở cát mang khắp nơi. Theo dòng nước và theo đất cát, hạt của Mai Dương từ các tỉnh khác cũng du nhập vào Vĩnh Phúc theo cách này.

Hiện nay q trình đơ thị hố ngày càng diễn ra nhanh chóng. Phá vỡ nhiều cấu trúc sinh học đã bền vững hàng triệu năm. Để lại những vùng đất rất nhạy cảm về sinh học. Ở những vùng đất này, các loại cây ngoại lai có xu hướng phát triển rất nhanh. Đặc biệt là Mai Dương.

Kiến thức của người dân về sinh vật ngoại lai xâm hại là rất hạn chế. Khi chúng tôi tiến hành điều tra, phần lớn biết được cây Mai Dương nhưng khơng biết chúng có tác hại như thế nào. Đây cũng là một nguyên nhân chính để cây Mai Dương xâm nhập, phát triển, phát tán và gây hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)