d. Hệ số tán xạ khối
Nếu vật chất khơng đồng nhất về hình dạng, thành phần, độ ẩm thì năng lượng truyền tới tiếp tục tán xạ và hiện tượng này gọi là tán xạ khối. Một phần tán xạ này tới được Radar (bộ cảm) cho thông tin về phần dưới lớp phủ.
Tia tới Tia tới
Tán xạ khối Phản xạ bề mặt Mặt đất Vật khơng đồng Phản xạ thể tích Cây (a) (b)
Hình 1.26. Tán xạ khối, (a)- tia tới truyền qua và sau đó tán xạ trong vật liệu không đồng chất; (b)- tán phản xạ thể tích trong mơi trường cây
Trong thiên nhiên, tán xạ cả trên bề mặt và khối (hình 1.26) thường xảy ra đồng thời và hiệu ứng tương quan của chúng khác nhau trong các trường hợp riêng biệt. Đối với sóng Radar, mặt nước cho tán xạ bề mặt, còn đối với thực vật lại cho tán xạ khối. Sự đa phản xạ từ nhánh con, cành, lá ... do tán xạ ảnh hưởng đến cường độ của tín hiệu Radar phản hồi và khử cực truyền tín hiệu Radar.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA INSAR
2.1. Nguyên lý của InSAR
Hệ thống SAR có thể tạo ra được sản phẩm được gọi là ảnh “single look complex” mà nó lưu giữ những thơng tin về pha và thơng tin cường độ của tín hiệu tán xạ ngược. Những thơng tin này có thể được khai thác sử dụng cho thành lập mơ hình số địa hình hoặc tìm kiếm sự thay đổi hoặc biến dạng của địa hình. Thơng tin pha có liên quan đến vị trí dọc theo sóng có liên quan đến điểm tham chiếu, hay liên quan đến sự dịch chuyển giữa hai hay nhiều sóng.
Các sóng tương tác với một sóng khác và tạo ra sự tương tác lẫn nhau và nó phụ thuộc vào đặc tính của từng sóng. Sự giao thoa được định nghĩa như sự kết hợp của hai hay nhiều sóng với nhau nếu như những sóng này có mối tương quan hay sự đồng hướng với nhau. Sự giao thoa thường xuất hiện khi các sóng cùng một nguồn phát hay có cùng tần số với nhau.
Khi hai sóng kết hợp với nhau, kết quả dạng sóng sẽ phụ thuộc vào tần số (hay bước sóng), cường độ và pha liên quan của hai sóng. Nếu hai sóng có cùng biên độ A và bước sóng thì kết quả là dạng sóng sẽ có cường độ trong khoảng 0 và 2A phụ thuộc vào việc hai sóng đó cùng pha hay lệch pha. Hãy tưởng tượng nếu hai sóng cùng pha với biên độ là A1 và A2 . Lúc đó phần đáy và đỉnh của sóng sẽ được xếp thành hàng và kết quả là sóng sẽ có biên độ A =
A1 + A2 . Nó được biết đến như sự cộng hưởng. Nếu hai sóng lệch pha πradians hay 180°, thì đỉnh của sóng thứ nhất sẽ trùng với đáy của sóng thứ hai và nó sẽ có xu hướng triệt tiêu. Kết quả là biên độ A= | A1 − A2 |. Nếu A1 =
Sóng kết hợp Sóng 1 Sóng 2
Hai sóng cộng hưởng Hai sóng triệt tiêu