3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô
- Các nhóm sản phẩm chính của công ty: Hiện nay công ty đang sản xuất 7 nhóm sản phẩm đó là bánh cookies, bánh crackers, bánh quế, bánh snack, bánh trung thu, bánh mì công nghiệp, kẹo cứng mềm và chocolate.
- Nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính được Công ty sử dụng trong sản xuất bánh khô bao gồm bột mì, đường, trứng, sữa, dầu ăn, bơ shortening, hương liệu khác. Nguyên liệu chính được sử dụng sản xuất bánh trung thu bao gồm: bột mì Trung Quốc SPIII, bột nếp, đường kính trắng đặc biệt, trứng vịt muối, nước cốt dừa, hạt sen, trà xanh, khoai môn,đậu xanh, hương liệu khác.Vật liệu phụ gồm các loại bao bì đóng gói sản phẩm từ chất liệu polypropylene, KOP,...
- Trình độ công nghệ: Hiện nay Kinh Ðô đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất tại Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là một sự phối hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
- Tình hình nghiên cứu và phát triến sản phẩm mới: Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận Nghiên cứu Phát triển (R&D) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
- Về hoạt động Marketing: bao gồm các hoạt động sau: +. Hoạt động nghiên cứu thị trường
+. Hoạt động quảng cáo tiếp thị và quan hệ cộng đồng (PR) +. Hệ thống phân phối
+. Chính sách giá
3.2. Phân tích thực trạng báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
3.2.1. Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Theo chế độ của Bộ Tài chính ban hành, hệ thống Báo cáo tài chính kế toán của Công ty bao gồm có các loại báo cáo cơ bản sau đây: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền và bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Nội dung, kết cấu của các loại báo cáo kế toán tài chính trên của Công ty đều tuân theo quy định của chế độ kế toán Việt nam.
3.2.2. Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là sử dụng cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý các thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty. Việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô chủ yếu dùng 2 phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang và so sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về trị số tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu qua các thời kỳ kế toán, còn so sánh dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể để rút ra kết luận.
- Phương pháp tỷ lệ: Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Theo phương pháp này, tỷ số được dùng để phân tích, đó là các tỷ số đơn được thiết lập giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác.
- Phương pháp Dupont: Nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số. Vì vậy, cán bộ phân tích có thể đánh giá ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến sự biến động của một yếu tố tài chính đang nghiên cứu.
3.2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô 3.2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty
Kết quả phân tích này sẽ cho các nhà quản trị doanh nghiệp và những người quan tâm thấy rõ được cơ cấu nguồn vốn, tài sản của quá trình kinh doanh từ đó đưa ra quyết định kinh doanh cho hợp lý.
Bảng 3.1. Bảng phân tích tình cấu trúc tài sản năm 2010
(Đơn vị tính: Ngàn VNĐ)
CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM
TỶ TRỌNG (%) CHÊNH LỆCH
ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI (%) A. Tài sản ngắn hạn 2.531.944.824 2.329.536.982 59,61 46,22 -202.407.842 -7,99
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 984.610.642 672.316.188 23,18 13,34 -312.294.454 -31,72 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 518.183.741 161.660.248 12,2 3,21 -356.523.493 -68,8 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 847.053.745 1.018.355.260 19,94 20,21 171.301.515 20,22 IV. Hàng tồn kho 162.475.837 434.328.358 3,83 8,62 271.852.521 167,32 V Tài sản ngắn hạn khác 19.620.862 42.876.928 0,46 0,85 23.256.066 118,53
B. Tài sản dài hạn 1.715.656.176 2.710.327.198 40,39 53,78 994.671.022 57,98
I. Các khoản phải thu dài hạn 681.868 611.868 0,02 0,01 -70.000 -10,27 II. Tài sản cố định 656.084.839 937.724.877 15,45 18,61 281.640.038 42,93 III. Bất động sản đầu tư 0 29.165.076 0,0 0,58 29.165.076
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 994.535.189 1.209.977.565 23,41 24,01 215.442.376 21,66 V. Tài sản dài hạn khác 32.318.075 104.719.905 0,76 2,08 72.401.830 224,03 VI. Lợi thế thương mại 32.036.205 428.127.907 0,75 8,49 396.091.702 1236,39
Tổng cộng tài sản 4.247.601.003 5.039.864.180 100,00 100,00 792.263.177 18,65
Qua bảng 3.1 ta nhận thấy tổng tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 792.263.177 ngàn đồng, tương ứng 18,65 %. Nhưng mức tăng này chủ yếu tăng do tăng tài sản dài hạn. Ta xem xét các chỉ tiêu cụ thể.
Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là
2.531.944.824 ngàn đồng nhưng đến cuối năm tài sản ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 2.329.536.982 ngàn đồng. Như vậy, so với đầu năm tài sản ngắn hạn đã giảm 202.407.842 ngàn đồng, tương ứng giảm 7,99%. Mặt khác nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc, ta thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty giảm (từ 59,61% xuống còn 46,22%), chủ yếu là do tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 9,84% (từ 23,18% xuống còn 13,34%) do công ty đã đầu tư trang bị mới tài sản cố định và tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 8,99% (từ 12,2% xuống còn 3,21%) ta đi vào xem xét nguyên nhân cụ thể.
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương với tiền cuối năm giảm so với đầu năm là 312.294.454 ngàn đồng, tương ứng giảm 31,72 %. Do công ty đang có kế hoạch giảm nhu cầu vốn bằng tiền trong khâu lưu thông nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Việc này sẽ làm giảm khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời của Công ty.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh so với đầu năm 356.523.493 ngàn đồng (tương ứng giảm 68,8%). Điều này cho thấy Công ty đang đi vào hoạt động ổn định, các khoản vay ngắn hạn cũng giảm so với đầu năm.
Ngoài hai khoản mục làm giảm tài sản ngắn hạn của Công ty thì các khoản mục khác đều tăng so với đầu năm cụ thể:
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 171.301.515 ngàn đồng so với đầu năm (tương ứng tăng 20,22%). Các khoản phải thu tăng mạnh là do các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác đều tăng điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của Công ty là rất cao, tốc độ chu chuyển vốn cao và tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều.
- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng 271.852.521 ngàn đồng (tương ứng tăng 167,32%). Mặt khác tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng 4,79% (từ 3.83% lên 8,62%). Điều nay cho thấy Công ty đang mua lượng nguyên vật liệu, vật tư để đưa vào sản xuất kinh doanh là tương đối lớn. Nhưng Công ty cần chú ý để điều tiết tránh bị tổn thất do các khoản suy giảm trong giá trị (do giảm giá, kém phẩm chất, lỗi thời...).
- Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng so với đầu năm là 23.256.066 ngàn đồng (tương ứng 118,53%). Do tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác so với tổng tài sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên mức tăng này không ảnh hưởng nhiều đến quy mô của tổng tài sản.
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm là
994.671.022 ngàn đồng (tương ứng tăng 57,98%). Mặt khác tỷ trọng của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm (từ 40,39% tăng lên 53,78%). Tài sản dài hạn tăng mạnh là do sự tăng mạnh của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác và lợi thế thương mại.
- Tài sản cố định: Tài sản cố định cuối năm của Công ty tăng so với đầu năm
là 281.640.038 ( tương ứng tăng 42,93%). Mức tăng này có được là do tăng tài sản cố định hữu hình và tăng tài sản cố định vô hình. Nguyên nhân tăng là do Công ty đã đầu tư mua sắm mới, tăng xây dựng, tăng cường mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này trước mắt chưa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nhưng về lâu dài thì sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty.
- Bất động sản đầu tư: Năm 2010 công ty có tham gia đầu tư vào lĩnh vực
mới là bất động sản nhưng do đây không phải ngành nghề kinh doanh chính nên khoản đầu tư này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ 0,58% trong tổng tài sản. Qua đó cho thấy chủ trương mạnh dạn và táo bạo của công ty trong việc xâm nhập thị trường mới hứa hẹn nhiều tiềm năng.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Các khoản đầu tư dài hạn cuối năm
công ty liên kết, liên doanh và do đầu tư dài hạn khác. Do vậy trong tương lai các khoản đầu tư này sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty.
- Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác của công ty tăng mạnh là
72.401.830 ngàn đồng (tương ứng là 224,03%), Công ty đang tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Lợi thế thương mại: Lợi thế thương mại cuối năm của công ty tăng so với
đầu năm là 792.263.177 ngàn đồng ( tương ứng 18,65%). Lợi thế thương mại cũng là một trong những điểm mạnh và là lợi thế của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Thương hiệu Kinh Đô đã, ngày và đang trở lên quen thuộc và ngày càng chiếm được lòng tin tưởng của khách hàng. Lợi thế thương mại ngày càng tăng chứng tỏ vị thế của của Công ty ngày càng tăng cao và có chỗ đứng trên thị trường.
Qua các phân tích trên ta có thể thấy tài sản dài hạn đã tăng và chiếm tỷ lệ cao hơn tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản của Công ty. Đây là một tỷ lệ hợp lý vì công ty đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải tăng cường mua sắm các thiết bị, máy móc, phương vận tải...
So sánh cơ cấu tài sản tại thời điểm năm 2010 và các năm trước ta có bảng sau:
Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Năm2008 Năm2009 Năm2010 Chênh lệch (%)
08-09 09-10 Tài sản ngắn hạn (tỷ đồng) 1.474 2.531 2.329 71,71% -7,98% Tổng tài sản (tỷ đồng) 2.983 4.248 5.040 42,41% 18,64% Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (%) 49,41% 59,58% 46,21 % 10,17% -13,37%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô năm 2008-2010)
Quang bảng trên ta thấy, giai đoạn 2008 – 2009: Năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm 59,58% trong tổng tài sản của công ty và tăng 71,71% so với năm 2008, nếu so với năm 2008 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã tăng 10,17%
Giai đoạn 2009 – 2010: Giai đoạn này tài sản ngắn hạn đã giảm đáng kể. Mặt khác tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản lại giảm mạnh 13,37%. Nguyên nhân là do tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng với tốc độ nhanh hơn tài sản ngắn hạn trong giai đoạn này, mặt khác tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty cũng giảm mạnh
Bảng 3.3. Bảng phân tích cấu trúc của nguồn vốn năm 2010
(Đơn vị tính: Ngàn VNĐ)
CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM
TỶ TRỌNG (%) CHÊNH LỆCH
ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TUYỆT ĐỐI
TƯƠNG ĐỐI (%) A. Nợ phải trả 1.772.330.977 1.185.451.713 41,73 23,52 (586.879.264) -33,11 I. Nợ ngắn hạn 1.637.574.310 1.033.997.225 38,55 20,52 (603.577.085) -36,86 II. Nợ dài hạn 134.756.667 151.454.488 3,17 3,01 16.697.821 12,39 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.413.130.301 3.738.214.531 56,81 74,17 1.325.084.230 54,91
C. Lợi ích của cổ đông thiểu số 62.139.725 116.197.936 1,46 2,31 54.058.211 86,99
Tổng cộng nguồn vốn 4.247.601.003 5.039.864.180 100,00 100,00 792.263.177 18,65
Thông qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty: khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn công ty đã và đang gặp phải từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Qua bảng 3.2 Bảng phân tích tình hình biến động của nguồn vốn năm 2010, bộ phận phân tích của Công ty nhận thấy nguồn vốn của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 792.263.177 ngàn đồng tương ứng tăng 18,65%, ta xem xét từng khoản mục cụ thể:
Nợ phải trả: Nợ phải trả cuối năm giảm so với đầu năm là 586.879.264
ngàn đồng tương ứng giảm 33,11%. Đồng thời tỷ trọng của nó trong nguồn vốn lại giảm từ 41,73% xuống còn 23,52%. Điều này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Công ty đang tăng mạnh. Cụ thể:
- Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm là 603.577.085 ngàn đồng, tương ứng giảm 36.86%. Ta thấy hầu hết các khoản mục chi tiết của nợ ngắn hạn như: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đều giảm nhiều so với đầu năm. Các khoản mục tăng so với đầu năm là: chi phí phải trả, các khoản phải trả phải nộp khác, quỹ khen thưởng phúc lợi. Qua đó cho thấy khả năng tự tài trợ của công ty và đặc biệt là chính sách hỗ trợ người lao động ngày càng được chú trọng.
- Nợ dài hạn: Nợ dài hạn của công ty tăng 16.697.821 ngàn đồng, tương ứng tăng 12,39%. Nợ dài hạn tăng là do cuối năm có phát sinh thêm khoản phải trả dài hạn khác. Điều này cho thấy công ty đang đầu tư dài hạn cụ thể là các khoản tiền vay ngân hàng cũng tăng mạnh.
Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với
đầu năm là 1.325.084.230, tương ứng tăng 54,91%. Mặt khác tỷ trọng của nó trong nguồn vốn cũng tăng mạnh từ 56,81% đầu năm lên 74,17% cuối năm. Điều này cho thấy mức độ đảm bảo và tính chủ động trong kinh doanh của Công ty đang tăng mạnh. Hầu hết các khoản mục của nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả và có lãi. Điều này cho thấy mức độ tự chủ ngày càng tăng nhưng để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh, Công ty cũng nên tăng cường chiếm dụng vốn, xoay vòng vốn để
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Lợi ích của cổ đông thiếu số: Lợi ích của cổ đông thiểu số tăng với đầu
năm là 54.058.211 ngàn đồng, tương ứng tăng 86.99%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng bởi trong điều kiện kinh tế năm 2010 còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lợi ích của các cổ đông vẫn được quan tâm chú trọng.
So sánh cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm năm 2010 và các năm trước ta