Các đặc tính của nhiễu đốm trên ảnh SAR

Một phần của tài liệu Phát hiện thay đổi lớp phủ bề mặt từ ảnh radar độ mở tổng hợp (SAR) đa thời gian bằng phép đo độ tương đồng thống kê (Trang 33 - 34)

2.1. Các vấn đề cơ bản của SAR

2.1.3. Các đặc tính của nhiễu đốm trên ảnh SAR

Vật tán xạ được đặc trưng bởi mặt cắt dọc radar (Radar Cross – Section, RCS) σ hoặc hệ số tán xạ ngược (“sigma-naugh”) σ0. RCS là diện tích mặt cắt ngang với các đơn vị m2 của một khối cầu tương đương phản xạ một cách lý tưởng toàn bộ năng lượng radar tới mục tiêu. Hệ số tán xạ ngược ngược là RCS chuẩn hóa của tất cả các vật tán xạ được coi là có pha khơng đổi trong một đơn vị diện tích (Le-Toan 2007).

Phản hồi của một điểm tán xạ đơn được xác định bằng một giá trị số phức sa(r’, y’)

A (r’, y’) = (2.9)

Trong đó (r’,y’) là vị trí tán xạ trên hệ tọa độ tạo bởi tầm và phương vị, υscat là sự dịch pha do cơ chế tán xạ và δ(r,y) là hàm Dirac 2 chiều.

Nhiễu đốm (speckle) là một đặc tính giống nhiễu vốn có của tất cả các hệ thống tương quan (coherent). Phản hồi của một đơn vị độ phân giải là tổng của n phản hồi của các vật tán xạ ngẫu nhiên phân bố trong đơn vị độ phân

giải đó. Tổng này có thể tạo ra biên độ cao hoặc thấp, tùy thuộc vào sự can thiệp ngẫu nhiên mang tính xây dựng tích lũy hoặc suy giảm (hình 2.3).

Cho si= ϱiejυi là phản hồi của mục tiêu I, phản hồi của một đơnvị độ phân giải là:

S = Ip + jQ = ; j = (2.10)

Hình 2.3 Sự hình thành nhiễu đốm

Trong đó, Ip là phần thực và Q là phần ảo, độ lớn ϱ và pha υ là những

biến ngẫu nhiên độc lập. S là một ảnh phức đơn nhìn. Trong ảnh SAR đơn phân cực, thơng tin hữu ích là biên độ hoặc cường độ, cịn pha khơng được khai thác.

Một phần của tài liệu Phát hiện thay đổi lớp phủ bề mặt từ ảnh radar độ mở tổng hợp (SAR) đa thời gian bằng phép đo độ tương đồng thống kê (Trang 33 - 34)