Do đặc thù hoạt động sản xuất và các yếu tố đe dọa tới điều kiện an toàn lao động (cháy nổ khí, bục nước, sập lị...), nên mỏ than hầm lị ln được coi là hộ tiêu thụ điện đặc biệt quan trọng. Khơng giống như phần lớn các xí nghiệp cơng nghiệp sản xuất tập trung, các xí nghiệp mỏ thường được cung cấp điện theo mơ hình: lưới cao áp quốc gia -> lưới phân phối -> lưới hạ áp. Hiện nay ở Việt Nam, lưới phân phối có các cấp điện áp được áp dụng như sau: 3, 6, 10 kV; lưới hạ áp khu vực có: 380 V; 660 V.
Tùy theo độ sâu, diện tích của vỉa than và cấp điện áp làm việc của các thiết bị điện sử dụng trong hầm lò, trên thế giới từ lâu nay phổ biến hai phương pháp cung cấp điện như sau:
Cấp điện qua giếng:
Phương pháp này được áp dụng cho mỏ sâu. Trạm chính của mỏ nhận điện cao áp từ lưới quốc gia, hạ chuyển cấp điện áp xuống lưới phân phối, thường là 6 kV. Điện áp này được dẫn từ trạm biến áp chính (T.B.A.C) hoặc trạm phân phối trên mặt bằng qua lò giếng (thường là giếng phụ) tới các trạm biến áp di động (TBD) hoặc cố định (TBC) trong lị với mơ hình chung như minh hoạ nêu trên hình 1.4a. Trạm phân phối trung tâm hầm lò (T.P.T.H)
thường được bố trí lắp đặt cạnh sân giếng, lân cận với trạm bơm thốt nước chính và trạm chỉnh lưu.
Cấp điện qua lỗ khoan:
Phương pháp này nói chung chỉ áp dụng cho các mỏ nông, khi các vỉa than nằm sâu nhất không quá 300 m. Theo phương pháp này, điện hạ thế được cấp thẳng từ trạm chính hoặc từ các biến áp phân phối đặt trên mặt bằng đến tận lò chợ, dẫn cáp qua lỗ khoan hoặc thượng thơng gió. Như vậy sơ đồ này khơng có trạm phân phối ngầm. Mơ hình cung cấp điện theo phương án này được minh hoạ trên hình 1.4b.
Hình 2.2 Mơ hình cung cấp điện khu vực khai thác
a. Qua giếng; b. Qua lỗ khoan.