Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực: Bầu không khí

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, GIẢNG DẠY Ở TIỂU HỌC” (Trang 35 - 38)

2. Bồi dưỡng về nhận thức chuyên môn cho đội ngũ:

2.6 Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực: Bầu không khí

tập thể là chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể. Nếu bầu không khí đó tốt thì mọi người làm việc và tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ người sẽ làm việc dè dặt cầm chừng, đặc biệt giáo viên sẽ thiếu tinh thần sáng tạo, năng động trong công việc.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học quản lí, bầu không khí tích cực sẽ làm tăng năng suất lao động 20 %và ngược lại làm giảm 20 % năng suất lao động do thiếu tinh thần hợp tác, tự giác vì chỉ lo đối phó lẫn nhau. Vì vậy người quản lí phải nắm chắc dấu hiệu để xem xét tính chất của bầu không khí tập thể của đơn vị mình phụ trách người quản lí cần chú ý

đến những vấn đề sau: Thống nhất các kế hoạch và biện pháp, phân công hợp tình hợp lí, đãi ngộ công bằng, giải quyết tốt các dư luận, gương mẫu và phát huy vai trò đúng mức của các tổ chức đoàn thể. Cần chú ý hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tập thể. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu, nhược điểm riềng của nó. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khuôn cứng nhắc thì mặt trái của độc đoán là áp đặt, thiếu bình đẳng, còn mặt trái của của tự do là sự tuỳ tiện và mặt trái của dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm dụng.

Truyền thông lãnh đạo tập thể hiện nay tiếp tục được phát huy theo nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Người thủ trưởng hiện nay về mặt pháp lí hoàn toàn quyết định mọi vấn đề nhưng trên thực tế những người có kinh nghiệm bao giờ cũng cố gắng tham khảo thêm ý kiến của các cộng sự và khéo léo chuyển hoá các ý định ban đầu của mình thành chủ trương chung của tập thể.

Kết quả thu được sau khi đã áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn dạy và học của nhà trường: Qua việc áp dụng các giải pháp đẫ nêu trên cùng với sự đồng sức đồng lòng của tập thể lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên, phụ

huynh, học sinh. Chất lượng đại trà của nhà trường ngày càng có chuyển biến khởi sắc.

C. Kết luận.

Giáo dục về nhận thức tư tưởng chính trị cho đội ngũ luôn được lên hàng đầu và không thể thiếu được trong một tổ chức. Trong lĩnh vực dạy học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc học. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước những đòi hỏi bức xúc của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên ta không thể đổi mới phương pháp, sách giáo khoa, cách đánh giá một cách vội vã mà phải tiến hành từng bước nhỏ, dần thoát ra khỏi những ràng buộc còn chưa hợp lí trong hoàn cảnh mới. Chú ý tạo điều kiện cở sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy. Luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức trong quá

trình tổ chức hoạt động sư phạm nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì kết quả học tập mới được nâng cao.

Chú trọng dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đồng đều đối tưọng học sinh trong lớp.

Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp có góp ý cụ thể sau mỗi tiết dạy. Tích cực sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu bộ môn.

Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng. Từng bước hoàn thiện phong cách lãnh đạo và học tập các kĩ năng quản lí.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, GIẢNG DẠY Ở TIỂU HỌC” (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w