GIẢI LAO 15 PHÚT

Một phần của tài liệu Kịch bản diễn án hồ sơ khởi kiện dân sự Công ty TNHH Công ty Kim Thành và bị đơn Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản CDV (Trang 30 - 40)

- Hỏ i: Vào thời điểm Công ty Kim Thành thanh toán chậm thì Công ty CDV lấy nguồn tiền từ đâu để mua nguyên liệu ?

GIẢI LAO 15 PHÚT

Thư ký: ĐỀ NGHỊ HĐXX TIẾP TỤC PHẦN TRANH LUẬN PHIÊN TÒA HÔM NAY.

PHẦN III

PHẦN TRANH LUẬN

Chủ tọa: Đề nghị Luật sư Nguyễn Văn Khoát trình bày quan điểm pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

Kính thưa Hội đồng xét xử

Kính thưa vị đại diện Viện Kiểm sát Thưa vị luật sư đồng nghiệp !

Tôi là luật sư Nguyễn Văn Khoát, thuộc Văn phòng luật sư K và cộng sự, thuộc Đoàn luật sư TP. Cần Thơ.

Được sự yêu cầu của thân chủ tôi là Công ty Kim Thành là nguyên đơn trong vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng Kinh tế”, được Quý Tòa chấp thuận cho phép tôi tham gia phiên tòa hôm nay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Kim Thành.

Tại phiên tòa hôm nay, Công ty Kim Thành yêu cầu Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Thủy sản Công ty CDV phải bồi thường những tổn thất về kinh tế do việc vi phạm Hợp đồng mà Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Thủy sản CDV gây ra, cụ thể như sau:

1. Buộc Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Thủy sản Công ty CDV chịu phạt Hợp đồng tính trên giá trị Hợp đồng chưa thực hiện là 6.802 thùng x 12 kg x 3.1 USD x 8% = 20.242,752 USD (313.762.656 đồng).

2. Buộc CDV phải bồi thường số tiền thiệt hại do chênh lệch giá khi Công ty Công ty Kim Thành mua hàng thay thế cho số hàng thiếu, cụ thể: Mức chênh lệch 0.8 USD x 81.624 kg = 65.299,2 USD* 15500 VND/USD = 1.012.137.600 VND.

Qua các sự kiện tình tiết có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa hôm nay, tôi có ý kiến như sau :

Trước hết tôi xin khẳng định Công ty TNHH Kim Thành là Doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh hợp pháp tại tỉnh Sóc Trăng, Xí nghiệp chế biến thực phẩm Thái Tân là một xí nghiệp trực thuộc công ty chúng tôi, trong đó để thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Kim Thành đã ủy quyền thường xuyên cho Xí nghiệp chế biến thực phẩm Thái Tân được phép ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu nhân danh Công ty Kim Thành. Công ty CDV là một Doanh nghiệp nhà nước có đăng ký hoạt động kinh doanh tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, Công ty CDV có tư cách pháp nhân và được tham gia giao kết các Hợp đồng. Hợp đồng kinh tế (Mua bán hàng thủy sản đông lạnh) là lĩnh vực kinh doanh có đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cả Công ty TNHH Kim Thành và Công ty CDV. Do đó việc giao kết Hợp đồng kinh tế số 041/HĐKT - 10 giữa Xí nghiệp chế biến thực phẩm Kim Thành và Công ty CDV là hợp pháp. Các bên giao kết Hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đã cam kết trong Hợp đồng.

Chủ tọa : mời ông Dương Việt Trung đứng dậy.

Ông đã nghe luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày quan điểm pháp lý về việc giải quyết vụ án. Với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông có bổ sung ý kiến gì không ?

Nguyên đơn Trả lời: Thưa hội đồng xét xử tôi không bổ sung gì thêm.

Chủ tọa: Đề nghị Luật sư Quách Ngọc Lam trình bày quan điểm pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.

Kính thưa Hội đồng xét xử. Thưa vị đại diện Viện kiểm sát. Thưa vị Luật sư đồng nghiệp.

Tôi là Luật sư Quách Ngọc Lam, đến từ Văn phòng Luật sư Hoàng Long, thuộc đoàn Luật sư Thành phố Cần Thơ.

Nhận được lời mời của phía công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty CDV và được sự chấp nhận của Hội đồng xét xử, tôi có mặt tại phiên Tòa sơ thẩm hôm nay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tôi là công ty CDV, do Ông Trần Minh Hoàng là phó giám đốc công ty làm đại diện theo ủy quyền của công ty.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và qua sự trình bày quan điểm của Luật sự đồng nghiệp tại phiên Tòa sơ thẩm hôm nay tôi đưa ra quan điểm bảo vệ phía công ty CDV như sau:

Nội dung vụ án đã được Hội đồng xét xử làm rõ tại phiên toà nên tôi không nhắc lại, tôi chỉ xin nhấn mạnh lại các chi tiết Công ty CDV Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã giao hàng không đúng chất lượng theo thỏa th uận, thiếu trọng lượng, hàng hóa đã qua sử dụng hóa chất, mất nước, kém độ tươi. Cho nên, Ngày 23/12/2010 Kim Thành ký hợp đồng với Xí nghiệp kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu Ngọc Sinh. Với tổng sốn tiền chênh lệch 6.800 thùng, size 100/200 là 0,8 USD/kg = 12.624đ/kg. 6802 thùng = 81.600kg x 12.624đ/kg = 1.030.118.400 đồng. Phía nguyên đơn có yêu cầu Tòa án ra phán quyết buộc CDV bồi thường 1.030.118.400 đồng; Phạt 12% giá trị 6.800 thùng = 479.005.056 đồng. Tổng hai khoản bằng 1.059.123.456 đồng.

Thưa hội đồng xét xử giữa công ty CDV và Xí nghiệp chế biến thực phẩm Thái Tân trực thuộc Công ty TNHH Kim Thành ký hợp đồng kinh tế có hiệu lực thông qua fax. Theo điều 15 của Luật Thương mại năm 2005 thì các thông điệp đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Theo khoản 5, Điều 3, Luật Thương mại thì thông điệp giữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.

Hình thức fax là một dạng của thông điệp giữ liệu, nó chứa đựng sự thỏa thuận giữa các bên về giao kết hợp đồng dân sự nên nó có giá trị pháp lý và thỏa mãn về mặt hình thức của hợp đồng theo điều 410 của BLDS và nó có hiệu lực thi hành đối với các bên, các bên có nghĩa vụ thực hiện những gì mà mình đã giao kết được ghi trong hợp đồng.

Trước tiên tôi xin trích dẫn về thỏa thuận trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có khó khăn trở ngại gì các bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thân hợp tác đôi bên cùng có lợi và thể hiện cụ thể bằng văn bản. Tôi xin nhấn mạnh rằng các bên thỏa thuận là nếu có

sự thay đổi phải thể hiện cụ thể bằng văn bản. Nhưng thực tế khi Công ty Công ty CDV có văn bản gửi đến công ty TNHH Kim Thành về những khó khăn của mình thì không xem xét thỏa đáng, cả về cách kiểm hàng, địa điểm kiểm hàng cũng bị Công ty Kim Thành thay đổi nhưng không gửi văn bản thông báo cho CDV cụ thể như sau :

Thứ nhất:

Kể từ ngày ký hợp đồng xong phía Công ty CDV đã xúc tiến mua nguyên liệu nhằm thực hiện nhanh hợp đồng với Công ty Kim Thành bằng chứng là Công ty CDV đã giao cho xí nghiệp Thái Tân tổng cộng 7.200 kiện nhưng khi thực hiện hợp đồng phía nguyên đơn luôn làm khó Công ty CDV.

Về địa điểm kiểm hàng, hai bên quy định bên bán kiểm hàng trước khi nhận hàng tại kho bên mua (Điều II của hợp đồng ngày 14/5/2010). Nhưng khi thực hiện hợp đồng thì phía nguyên đơn lại đề nghị chuyển lên Sóc Trăng để kiểm thể hiện tại biên bản hòa giải không thành ngày 09/4/2012 thì phía nguyên đơn trình bày “Địa điểm kiểm hàng có sự thay đổi là do sự đồng ý của Công ty CDV nên mới kiểm hàng tại Công ty Kim Thành” nhưng lại không có bất cứ một văn bản nào chứng minh cho sự đồng ý của phía Công ty CDV bới theo thỏa thuận thì có sự thay đổi phải được thể hiện cụ thể bằng văn bản. Phía công ty CDV đã có công văn gửi xí nghiệp chế biến Công y Kim Thành ngày 10/8/2010 để đề nghị phái nguyên đơn cử KCS đến nhà máy để giám sát từng lo hàng sản xuất ra nhưng phía Công ty Kim Thành không có công văn trả lời (Kèm theo công văn). Bên cạnh đó phía nguyên đơn gây khó để cho phía Công ty CDV bằng cách chọn hàng mẫu xấu nhất để làm mẫu, và nước rã tôm là 290C và thời gian để ráo nước đến từ 10-15 phút thể hiện tại Biên bản hòa giải không thành và biên bản lấy lời khai của ông Nguyễn Chí Lượng-Trưởng phòng kinh doanh Công ty Kim Thành.

Thưa hội đồng xét xử.

Tôi xin được khai thác một khía cạnh về loại tôm mà hai bên ký kết trong hợp đồng mua bán là “Tôm sắt xô PUD”. Theo phân loại tôm của ngành thủy sản thì “PUD (Peeledundeveinedshrimp) là loại tôm đã lột hết vỏ nhưng không rút chỉ ra. Thường thường dạng chế biến này dùng cho những loại tôm có kích cỡ quá nhỏ, và việc rút chỉ là một việc làm hết sức mất thời gian mà năng suất lại kém. Đôi khi phần chỉ này quá nhỏ, và khi dùng để nấu nướng người ta cũng không lấy nó ra”. Tôi nói như vậy để mong Hội đồng

xét xử lưu ý đến chủng loại củng như là đặt tính của tôm sắt xô PUD là rất dể bị phân hủy. ở nhiệt độ 290C tôm bị phân hủy rất nhanh, nên khi vớt ra tất yếu dẫn đến việc thiếu trọng lượng và mất nước. Trong khi đó, để bảo quản các loại hải sản như tôm thì cần nhiệt độ rất thấp, hơn nữa đây là loại tôm nhỏ thì phải chú trọng hơn về mặt thời gian để ráo nước, theo thanh lệ của ngành thủy sản Việt Nam thì phương pháp kiểm hàng là loại hàng tươi sống, tôm nhỏ chỉ rã đông từ 3-5 phút là cân nhưng phía Công ty Kim Thành để 10-15 phút mới cân và đưa ra lập luận rằng tôm phải để ráo nước, thời gian không thống nhất do phụ thuộc vào lượng tôm…không phụ thuộc vào thời gian (Biên bản lấy lời khai của ông Nguyễn Chí Lượng - Trưởng phòng kinh doanh Công ty Kim Thành). Như vậy, theo cách kiểm tra như thế này thì khả năng tôm thiếu trọng lượng, kém độ tươi là không thể nào tránh khỏi.

Thiết nghĩ, các doanh nghiệp sản xuất tôm nhỏ lợi nhuận nhiều nhất là 500 -1.000đ/kg thành phẩm. Trong khi đó Kim Thành đã giám giá Công ty CDV vượt luôn phần lợi nhuận công ty. Nhưng do lúc Công ty Kim Thành kiểm hàng và giảm giá hàng là tại kho của xí nghiệp thực phẩm chế biến Thái Tân, nếu Công ty CDV không đồng ý việc giảm giá và không bán thì phải chuyển hàng từ Sóc Trăng về Cà Mau, chi phí cho việc chuyển hàng là 1.000đ/kg (giữa chi phí chở về và chi phí giảm giá bằng nhau) nên Công ty CDV không còn cách nào khác phải bán tôm cho phía nguyên đơn với giá thấp. Một phần cũng vì ông Quý-Giám đốc Công ty Kim Thành đã hứa sẽ chấn chỉnh lại nên Công ty CDV mới chịu lỗ mà bán hàng.

Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa, phía nguyên đơn đã cố tình gây khó khăn để đưa Công ty CDV vào trường hợp giao hàng không đủ trọng lượng, tôm không được tươi theo như thỏa thuận và chất lượng kém để giám giá thành sản phẩm từ 3.10USD/KG xuống còn 3.00USD/KG dẫn đến Công ty CDV bị thua lỗ vì giám giá.

Đặc biệt hơn Theo quy định khoản 3, Điều 44 luật thương mại thì : Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Phía nguyên đơn đã kiểm hàng nhưng không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng về địa điểm đã vi phạm Điều II của hợp đồng cũng như vi phạm khoản 3, Điều 44 của Luật thương mại. Đồng thời, sự thay đổi này không được phía nguyên đơn thanh báo bằng văn bản cho Công ty CDV đã vi phạm Điều V của hợp đồng được ký kết ban đầu. Điều đó là minh chứng tốt nhất cho lý do mà nguyên

đơn đưa ra là Công ty CDV giao hàng không đúng chất lượng theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, thiếu trọng lượng, hàng hóa đã qua sử dụng hóa chất, mất nước, kém độ tươi là không hợp tình, không hợp lý và không có cơ sở chấp nhận.

Thứ hai:

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, hai bên B thanh toán tiền cho bên A tròng vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng, từng phần có kèm theo hóa đơn thuế GTGT (nếu chậm trả thì bên B phải chịu lãi xuất Ngân hàng là 1%/tháng tính cho thời gian trả chậm). Bên B sẽ thanh toán lại tiền thuế GTGT mà bên A nộp theo chế độ hiện hành (30 ngày sau khi giao hàng). Quy định là vậy nhưng trong quá trình thực hiện bên B đã trả tiền chậm 7-9 ngày, tất cả 100% lô hàng điều trả tiền chậm mặc dù Công ty CDV đã nhắc nhở rất nhiều lần kèm theo (tờ thống kê về việc thanh toán tiền hàng vi phạm hợp đồng của phía Kim Thành của 7 lần giao hàng, tờ thống kê về tiền thuế trả chậm trong 7 lần giao hàng, và các chứng từ của Ngân hàng ngoại thương ghi nhận ngày trả chậm) để chứng minh. Việc trả tiền chậm của phía nguyaan đơn được ông Nguyễn Chí Lượn- trưởng phòng kinh doanh của công ty thừa nhận rằng “Tôi đồng ý là có chuyển khoản chậm nhưng thực tế là do Công ty CDV giao hàng không đúng chất lượng…nếu có vi phạm chúng tôi chụi lãi 1% (Kèm theo biên bản lấy lời khai ngày 7/4/2011 để chứng minh). Việc trả chậm này của Kim Thành được phái Công ty CDV nhắc nhở bằng văn bản ngày 20/11/2010 nêu “về việc trả chậm làm phát sinh thiệt hại về lãi Ngân hàng, chúng tôi bị chiếm dụng vồn và không đủ thu mua nguyên liệu (vì vốn kinh doanh của chúng tôi là vốn Ngân hàng…vì những khó khăn trên nên trong quá trình thực hiện Công ty CDV đã gia hạn bằng phụ kiện hợp đồng để 2 bên đi đến két luận chung nhưng phía Công ty Kim Thành lại tiếp tục chuyển tiền trả chậm và giảm giá. Vì vậy xét thấy Kim Thành không đúng hợp đồng nên Công ty CDV không thể giao hàng tiếp” (kèm theo công văn ngày 20/11/2010 để minh chứng). Đồng thời trong tình thế Ngân hàng không tiếp tục cho vay vốn thu mua thì phía Công ty CDV lấy tiền từ đâu để làm vốn mua nguyên liệu.

Từ những phân tích trên đủ cơ sở để kết luận rằng phía nguyên đơn đã vi phạm Điều V của hợp đồng kinh tế. Đồng thời vi phạm điều 438 BLDS về nghĩa vụ trả tiền.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng phía Công ty CDV đã gặp rất nhiều khó khăn cụ thể như sau:

Do tình hình thời tiết nên ghe không đi đánh bắt được do biển động liên tục, nguồn nguyên liệu ít, mặc dù phía Công ty CDV đã cố gắng thu mua sản xuất nên mới không thể giao hàng đúng thời hạn, phái Công ty CDV đã có văn bản xin gia hạn thời gian giao hang và được ông Đỗ Ngọc Quý giám đốc xí nghiệp duyệt đồng ý (Kèm theo văn bản ngày 04/8/2010 có sự phê duyệt của ông Đỗ Ngọc Quý để chứng minh).

Kính thưa hội đồng xét xử, cho phép tôi được nhấn mạnh rằng khi tham gia nghề đánh bắt thủy sản thì không thể tách rời với yếu tố thời tiết, hay nói cách khác là phải phụ thuộc vào thời tiết, trong khi biến động ghe không đánh bắt được thì việc không có hàng để giao là chuyện tất yếu. Phía thân chủ tôi đã gia hạn bằng văn bản và được sự thống nhất của nguyên đơn nên không vi phạm hợp đồng.

Bên cạnh đó phía nguyên đơn không thanh toán tiền đúng theo quy định nên Công ty CDV không có chi phí để tiếp tục thu mua nguyên liệu. Cộng thêm viêc Ngân hàng không cho vay vốn để thu mua nguyên liệu.

Đồng thời việc giảm giá hàng của nguyên đơn làm cho Công ty CDV bị tổn thất 97.563.436 đồng (kèm theo bản chi tiết từng lô hàng để chứng minh). Nếu như tiếp tục giao 6.800 kiện thì phía Công ty CDV tiếp tục tổn thất 92.126.400 đồng. Bị phía nguyên đơn ép

Một phần của tài liệu Kịch bản diễn án hồ sơ khởi kiện dân sự Công ty TNHH Công ty Kim Thành và bị đơn Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản CDV (Trang 30 - 40)