Yếu tố chính phủ và pháp luậ t:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của Petrolimex giai đoạn 2006 2015 (Trang 26 - 28)

Đối với ngành xăng dầu Chính phủ tác động thông qua chính sách quản lý phân bổ hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu ( cấp quota nhập khẩu xăng dầu ) cho các doanh nghiệp đầu mối và có thể chia ra làm 02 giai đoạn:

* Từ năm 2006 – 2010: nhà nước chưa mở cửa về kinh doanh xăng dầu . các đầu mối tham gia nhập khẩu là các doanh nghiệp nhà nước do Bộ thương Mại cấp giấy phép nhập khẩu. Các doanh nghiệp đầu mối thâm nhập thị trường , thiết lập hệ thống phân phối.

* Từ năm 2011- 2015: là thời gian bắt đầu mở cửa về kinh doanh xăng dầu. Sự cạnh tranh để thiết lập và hoàn thiện hệ thống phân phối xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới mà đặc biệt là các hãng xăng dầu lớn trên thế giới. Mức độ cạnh tranh giành thị trường, thị phần diễn ra quyết liệt hơn.

Cơ chế quản lý của nhà nước về giá bán xăng dầu :Trước đây, cơ chế quản

lý vĩ mô của Chính phủ đối với xăng dầu bằng việc quy định giá trần nhằm mục tiêu bình ổn nhu cầu xăng dầu về giá cho nền kinh tế quốc dân. Từ 01/01/2004, Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý bằng việc quy định giá định hướng. Tuy nhiên, việc thay đổi cơ chế cũng chưa làm tăng tính chủ động của các doanh nghiệp trong ngành tại các thời điểm giá thế giới tăng quá cao. Tính từ đầu năm 2005 đến nay, tần suất điều chỉnh giá lẻ đã lên đến 4 (bốn) nhưng toàn ngành vẫn phải bị lỗ, ước lỗ 6 tháng đầu năm 2005 là 6.442 tỷ đồng (xem phụ lục 2.4). Như vậy, trong vòng 30 năm qua đây là lần đầu tiên Chính phủ cho điều chỉnh giảm giá xăng dầu vào ngày 22/11/2005.

Chính sách thuế nhập khẩu: như một công cụ điều tiết thu nhập của các

doanh nghiệp đầu mối trong ngành xăng dầu và luôn biến động ngược chiều với với biến động của giá cả xăng dầu trên thế giới. Thời gian hiệu lực phụ thuộc vào thời gian biến động giá xăng dầu thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2005 khi giá xăng dầu thế giới luôn dao động ở mức cao, thuế suất nhập khẩu xăng dầu điều chỉnh bằng không. Trình bày trong bảng 2.5

Do vậy, tần suất và nguồn thu của ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu không ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh

và các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Bảng 2.5: Tần suất thay đổi thuế nhập khẩu xăng dầu

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tần suất (lần) 4 6 6 5 13 14 9 2 5

( Nguồn : số liệu được tổng hợp từ số liệu thống kê theo dõi hàng năm )

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của Petrolimex giai đoạn 2006 2015 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)