Biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lí trung học phổ thông (Trang 43 - 48)

3.1. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá

- Căn cứ vào kế hoạch năm học của Sở Giáo dục và đào tạo, kế hoạch năm học của nhà trường và phân phối chương trình, giáo viên nhóm Địa lí lập kế hoạch giảng dạy trong cả năm học, trong đó có kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

- Duyệt kế hoạch dạy học và kiểm tra, đánh giá với tổ trưởng chun mơn và Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn nhà trường.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

3.2. Thực hiện kiểm tra, đánh giá

Trong kiểm tra, đánh giá, việc biên soạn đề có vai trị quan trọng hàng đầu, quyết định đến kết quả kiểm tra năng lực của học sinh. Quá trình soạn đề kiểm tra cần được thực hiện theo trình tự sau:

a. Xây dựng ma trận đề

Việc xây dựng ma trận trước khi làm đề sẽ giúp giáo viên tránh được tính chủ quan, cảm tính khi ra đề, đồng thời tránh được tình trạng đề ra q khó hay q dễ, khơng phản ánh đúng trình độ nhận thức của học sinh. Ma trận đề sẽ giúp giáo viên định trước được các cấp độ nhận thức của học sinh đối với từng vấn đề địa lí, để từ đó phân phối dung lượng kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra một cách phù hợp.

Theo Bloom, các cấp độ nhận thức của người học gồm 6 bước, đó là: + Biết. + Thơng hiểu. + Áp dụng. + Phân tích. + Tổng hợp. + Đánh giá.

Đối với học sinh THPT, có thể đưa gọn lại thành 4 cấp độ nhận thức, đó là: + Nhận biết.

+ Thông hiểu.

+ Vận dụng (cấp độ thấp). + Vận dụng (cấp độ cao).

b. Biên soạn đề kiểm tra theo ma trận

Mơn Địa lí là mơn khoa học đặc biệt, vừa là môn học tự nhiên, lại vừa là môn học xã hội (ở Đại học Quốc gia, khoa Địa lí thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên, cịn ở Đại học Sư phạm, khoa Địa lí vừa tuyển thí sinh dự thi ban A, vừa tuyển thí sinh dự thi ban C). Điều đó cho thấy, khi tiến hành kiểm tra phải vừa yêu cầu học sinh thể hiện khả năng tính tốn, tư duy tự nhiên, đồng thời lại phải yêu cầu về kĩ năng trình bày, lập luận qua cách viết.

Trước đây, đề kiểm tra mơn Địa lí thường được ra ít câu hỏi, mỗi câu hỏi lại chỉ bao hàm một dung lượng kiến thức nhỏ, nhưng đòi hỏi học sinh phải hiểu thật sâu vấn đề, số điểm dành cho mỗi câu cũng lớn. Việc ra đề như vậy không bao quát được kiến thức và

chương trình học, yêu cầu cao về kĩ năng trình bày và cách viết. Do đó có những bài kiểm tra hầu hết học sinh đều đạt điểm thấp. Cũng chính cách ra đề như vậy dẫn đến tình trạng học tủ ở học sinh.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong mơn Địa lí ở trường THPT địi hỏi đề kiểm tra phải được ra dưới dạng nhiều câu hỏi nhỏ. Việc ra đề như vậy sẽ giúp bao quát được phần lớn kiến thức trong phạm vi đánh giá, nhất là những kiến thức trọng tâm. Nhiều câu hỏi nhỏ giúp giáo viên vừa kiểm tra được mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh, vừa kiểm tra được kĩ năng xử lí thơng tin, số liệu, vẽ biểu đồ ... đồng thời đánh giá được cả năng lực trình bày vấn đề, khả năng lập luận của học sinh. Đáp ứng được cả những yêu cầu về mặt tự nhiên và yêu cầu về mặt xã hội của bộ môn Địa lí.

Cùng một khối lớp, các giáo viên sẽ thống nhất biên soạn một đề kiểm tra chính thức duy nhất nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan giữa học sinh ở các lớp học. Tránh được tình trạng học sinh ở lớp do thầy A dạy thì được kiểm tra dễ trong khi học sinh ở lớp do thầy B dạy lại phải làm đề kiểm tra khó, yêu cầu cao hơn.

c. Xây dựng đáp án

Đáp án cần được xây dựng theo những nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản mà học sinh đã được học. Tuy nhiên khơng q bó buộc vào những kiến thức được trình bày trong SGK, mà cần có những hướng mở nhằm phù hợp với khả năng tư duy và cách trình bày của học sinh. Qua đó sẽ giúp có được kết quả đánh giá chính xác đối với học sinh. 3.2.2. Tổ chức kiểm tra

Cũng giống như các môn học khác, trước đây giáo viên dạy Địa lí thường tự tiến hành kiểm tra theo phân phối chương trình, lớp nào có giờ trước thì kiểm tra trước, lớp nào có giờ sau thì kiểm tra sau, nhưng thường là vẫn sử dụng một đề kiểm tra duy nhất. Việc kiểm tra như vậy khiến học sinh ở các lớp được kiểm tra sau có thể biết đề trước và đã có chuẩn bị. Như vậy kết quả kiểm tra khơng cịn chính xác, khách quan, giáo viên sẽ khơng đạt được mục đích kiểm tra của mình ngồi mục đích duy nhất là lấy điểm cho đủ cơ số. Học sinh giữa các lớp sẽ không được đánh giá một cách công bằng, khách quan.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá đòi hỏi học sinh phải được kiểm tra đồng thời. Phương pháp thực hiện tối ưu nhất là sắp xếp học sinh theo danh sách A, B, C ..., sau đó phân phịng thi theo danh sách. Cách làm này sẽ giúp có được kết quả đánh giá khách quan nhất vì học sinh khơng cịn ngồi theo đơn vị lớp.

Tuy nhiên để thực hiện được việc kiểm tra chung đối với tồn khối lớp cần phải có sự đồng thuận từ phía BGH nhà trường cũng như những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất khác.

3.2.3. Tổ chức chấm và lên điểm

Trước đây, do giáo viên dạy lớp nào tự tiến hành kiểm tra đối với lớp đó nên cũng tự chấm và lên điểm, khó tránh khỏi cảm tính cá nhân.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá đòi hỏi bài làm của học sinh sau khi kiểm tra phải được rọc phách và giao cho giáo viên chấm. Sau đó, việc lên điểm sẽ được giao cho tổ nhập điểm.

PHẦN KẾT LUẬN1. Kết luận 1. Kết luận

Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là qua quá trình thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT Hưng Yên từ đầu năm học 2013 - 2014 đến nay, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá là vấn đề cần thiết trong quá trình đẩy mạnh đổi mới giáo dục hiện nay. Hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở các trường THPT đã được nhiều giáo viên quan tâm tuy nhiên việc thực hiện còn hạn chế.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên nói chung và giáo viên dạy mơn Địa lí nói riêng. Đòi hỏi phải được thực hiện một cách ngiêm túc, đồng bộ từ giáo viên giảng dạy đến nhóm chun mơn, tổ chun mơn và tồn thể hội đồng giáo dục nhà trường; được áp dụng đối với toàn thể học sinh trong trường.

- Để đạt được kết quả tốt nhất khi đổi mới kiểm tra, đánh giá địi hỏi phải có sự đồng thuận từ lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn, sự thống nhất giữa các giáo viên giảng dạy mơn Địa lí. Bên cạnh đó cũng địi hỏi người giáo viên phải thật sự nghiêm túc, có trách nhiệm với cơng việc và có năng lực chun mơn tốt.

- Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp cơ bản nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá, giúp nâng cao chất lượng dạy học mơn Địa lí ở trường THPT. Thơng qua quá trình kiểm tra từ đầu năm học và qua kết quả từ phiếu khảo sát, tác giả khẳng định rằng: việc đổi mới kiểm tra, đánh giá đã giúp đánh giá chính xác, cơng bằng và khách quan hơn đối với học sinh; có tác dụng thúc đẩy giáo viên trong quá trình giảng dạy và học sinh trong quá trình học tập; học sinh cũng hứng thú hơn với bộ môn Địa lí, từ đó có thái độ học tập nghiêm túc hơn.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu và qua thực tiễn tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá trong năm học 2013 - 2014, tôi kiến nghị:

- Sở Giáo dục và Đào tạo: tổ chức các đợt tập huấn về công tác kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cán bộ quản lí và giáo viên dạy mơn Địa lí thấy được tầm quan trọng và tính hiệu quả của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Có những biện pháp kiểm tra việc thực hiện quy trình biên soạn đề kiểm tra theo hướng đổi mới.

- Các trường THPT: cần yêu cầu giáo viên Địa lí của nhà trường đẩy mạnh đổi mới kiểm tra, đánh giá. Thực hiện nghiêm túc quy trình biên soạn đề, tổ chức kiểm tra và công tác chấm thi.

- Giáo viên dạy mơn Địa lí cần đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo năng lực giảng dạy tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có yêu cầu về đổi mới kiểm tra, đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giáo dục Việt Nam - Nhà xuất bản giáo dục - 2005. 2. Điều lệ trường THPT - 2005.

3. Quản lí nhà trường - Nguyễn Phúc Châu - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - 2010. 4. Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục - Lưu Xuân Mới - Học viện quản lí giáo dục - 2006.

5. Quy chế 40 đánh giá, xếp loại học sinh THPT.

6. Tài liệu tập huấn giáo viên "dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức - kĩ năng" - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Sách giáo khoa Địa lí 10. 8. Sách giáo khoa Địa lí 11. 9. Sách giáo khoa Địa lí 12.

10. Tài liệu Chuẩn kiến thức - kĩ năng mơn Địa lí lớp 10, 11, 12 - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, từ kinh nghiệm dạy học thực tế của bản thân và tham khảo từ các tài liệu, không sao chép nội dung của người khác.

Hưng Yên, tháng 4 năm 2014 Người viết

Trần Văn Thành

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lí trung học phổ thông (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)