D. BAN GIÁM KHẢO: HT, PHT, CB phụ trách CNTT, TBDH.
PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN
KẾT LUẬN 1. Kết luận.
Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế tồn cầu hóa, sự phát triển của khoa học cơng nghệ, sự phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công cuộc CNH-HĐH của nước ta hiện nay. Để thực hiện được được việc này cần phải có được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng vào cuộc và không thể một sớm một chiều, mà cần phải có thời gian và phải có lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương.
Với mục đích nhằm nâng cao việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp quản lý dạy học ở các trường TH, SKKN đã hệ thống một số khái niệm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận về các biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học. Đó là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu đề ra.
SKKN cũng đã đánh giá được thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, đã phân tích được một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn,tôi đã thực một số biện pháp để quản lí tốt việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trường TH như sau:
Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Biện pháp 2 : Lập kế hoạch cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường TH các trường.
Biện pháp 3 : Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho nhà trường.
Biện pháp 4 : Tổ chức tập huấn, chuyên đề cho GV để phổ biến, chia sẻ các nguồn tài nguyên mạng và các PPDH có ứng dụng CNTT.
Biện pháp 5 : Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tin học, hiện đại hóa trang thiết bị.
Những biện pháp của SKKN là sự vận dụng, cụ thể hóa của khoa học quản lý vào hoạt động quản lý ở trường TH. Các biện pháp đưa ra đã được khảo nghiệm qua việc trưng cầu ý kiến của CBGV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao.
Việc nghiên cứu của SKKN có thể góp phần giúp cho CBQL trường TH có được các biện pháp, phương pháp cải tiến trong quá trình quản lý việc giảng dạy của GV trường mình, từ đó tạo được hiệu quả cao trong cơng tác quản lý, tăng hiệu suất cơng việc, nâng cao uy tín và thương hiệu của các nhà trường, tạo được khơng khí làm việc cởi mở, khoa học, sơi nổi và văn minh trong môi trường sư phạm với phong cách “ công nghệ”, khá “chuyên nghiệp” của nhà trường.
2.Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng các giải pháp