Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4 5 thông qua dạy học tập làm văn (Trang 28 - 37)

2 .CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Giáo án thực nghiệm

Giáo án thử nghiệm:Luyện tập tả cảnh(lớp 5) GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM Bài: Luyện tập tả cảnh Lớp 5 I- Mục tiêu

1. Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”, học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.

2. Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát được.

II – Đồ dùng dạy học - Vở bài tập Tiếng Việt

- Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, … - Những ghi chép, quan sát cảnh một buổi sáng trong ngày - Bút dạ, 2-3 tờ giấy A3 để học sinh viết dàn ý của bài văn. III – Hoạt động dạy học

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

5phút

1 phút

14 phút

1. Bài cũ:

- Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết TLV trước.

- Nhắc lại cấu tạo của bài “Nắng trưa”.

- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Giáo viên có thể nêu lại mục đích, u cầu của tiết học.

b. Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.

- Gọi học sinh đọc bài tập 1. - Gọi học sinh đọc đoạn văn - Giáo viên yêu cầu học sinh

làm việc theo nhóm. - Câu hỏi thảo luận nhóm. a. Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?

b. Tác giả quan sát sự vật bằng giác quan nào?

Hai học sinh lên trả lời.

- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Một học sinh đọc đoạn văn, cả lớp đọc theo. - Học sinh làm việc theo nhóm 4.

- Tả cánh đồng buổi sáng: Vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo lượn trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc.

- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác), thấy sớm

12 phút

c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? (Có thể yêu cầu học sinh nói rõ lý do mình thích chi tiết đó).

- Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.

Mục tiêu: Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng trong ngày và trình bày

đầu thu mát lạnh, một vài giọt mưa rơi loáng thoáng trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.

- Bằng mắt (thị giác) thấy mây xám đục, vòm trời xanh vời vợi vài giọt mưa loáng thoáng rơi, người gánh rau và những bó huệ trắng muốt, bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời đang mọc trên những ngọn cây tươi. - Học sinh có thể lấy một chi tiết bất kỳ. Thí dụ: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra những khoảng vực xanh, vời vợi, một vài giọt mưa loáng thống rơi.

- Đại diện nhóm trình bày.

theo dàn ý dựa vào những điều quan sát được.

Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh đã sưu tầm.

- Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát của học sinh.

- Dựa vào kết quả quan sát, giáo viên yêu cầu học sinh tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.

- Giáo viên phát giấy A3 và bút dạ cho 2-3 học sinh khá giỏi.

- Gọi một số học sinh trình bày kết quả.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá cao những học sinh có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện những nét độc đáo của cảnh vật, biết trình bày theo một dàn ý hợp lý với những gì mình đã quan sát được một cách rõ ràng, ấn tượng.

- Giáo viên chấm điểm những dàn ý tốt.

- Giáo viên chốt lại bằng cách mời học sinh làm bài tốt nhất trên giấy A3 dán bài lên bảng lớn, trình bày kết quả để cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung xem như là một mẫu để học sinh cả lớp tham khảo.

- Một học sinh đọc.

- Học sinh quan sát tranh. - Học sinh có thể trả lời bằng miệng hoặc qua kết quả đã ghi vào vở ở nhà. - Học sinh lập giàn ý.

- Học sinh ghi vào giấy để trình bày.

- Học sinh trình bày. - Học sinh nhận xét.

3 phút

- Sau khi nghe các bạn trình bày, giáo viên sửa chữa và đóng góp ý kiến, mỗi học sinh phải tự sửa lại dàn ý của mình.

Ví dụ về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng ở trong công viên: Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sáng.

Thân bài: Tả cảnh vật xung quanh như cây cối, chim chóc, những con đường, mặt hồ, người tập thể dục buổi sáng…

Kết bài: Yêu cầu học sinh nêu lý do thích đến cơng viên vào buổi sáng. 3. Củng cố, dặn dò

Giáo viên nhận xét tiết học.

- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở.

- Chuẩn bị cho tiết Tập làm văn sau.

KẾT LUẬN

1.1. Phát huy năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 trong dạy học Tiếng

Việt là hết sức cần thiết, và là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của môn học này. Dạy học Tiếng Việt không chỉ luôn luôn đặt ra yêu cầu giúp học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng và biết cảm thụ một cách sâu sắc, mà cịn địi hỏi phải trau dồi và gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt. Bên cạnh đó, bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh còn là cách phát hiện những học sinh có năng khiếu về mơn học này, định hướng cho các em phát triển, hoàn thiện nhân cách góp phần quan trọng vào cơng việc giáo dục tồn diện của nhà trường.

1.2. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học

Tập làm văn miêu tả là giúp cho học sinh phát triển tư duy, phát triển ngơn ngữ nói và viết, nâng cao năng lực liên tưởng, tưởng tưởng sáng tạo, rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, kỹ năng sử dụng ngơn từ, qua đó giúp các em học tập tốt hơn các mơn học khác.

1.3. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 thông qua dạy học

Tập làm văn miêu tả trước hết là vận dụng tối đa mối quan hệ giữa hai nội dung này, bởi vì chúng ln hỗ trợ cho nhau trong việc giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, cũng như từ thực tế quan sát học sinh biết vận dụng những từ ngữ đã học để diễn đạt được tình cảm, thái độ, tâm trạng của mình với thế giới xung quanh.

1.4. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học hiện

nay, những biện pháp nêu trên đã đem lại hiểu quả to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng mũi nhọn nói riêng. Các biện pháp này đã tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh một cách bền vững,tôi đã tiến hành xây dựng các biện pháp trên với nội dung và quy trình cụ thể, dựa trên những cơ sở, nguyên tắc khoa học, bám sát với yêu cầu thực tiễn dạy học ở nhà trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Hịa Bình, Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXBGD, 2000. 2. Tơ Hồi, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, NXBGD, 1997.

3. Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm

văn chương, NXBGD, 2003.

4. Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh tiểu

học ,NXB Hà Nội, 2002.

5. Nguyễn Trọng Hồn, Nguyễn Trí, Giang Khắc Bình, Rèn luyện kỹ năng

cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 4, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2005.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

Phiếu điều tra nhận thức, thái độ và kỹ năng của giáo viên về bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5.

Họ tên……………………………………………………………………... Dạy lớp……………..…..Trường…………………………………………. Số năm công tác…………………………………………………………...

Câu 1. Cảm thụ văn học là ? (đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)

1.Cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm thơ văn.

2. Cảm thụ văn học là hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài văn bài thơ. 3. Là biết cách đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ.

4. khơng có ý nào trong các ý trên.

Câu 2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5

là? (Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)

1. Bồi dưỡng cho học sinh giỏi môn Tiếng Việt.

2. Phát huy năng khiếu, sở trường học môn Tiếng Việt cho học sinh.

3. Giúp học sinh hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong tác phẩm thơ văn, biết cách sử dụng từ ngữ trong sáng, súc tích, giàu hình ảnh để viết lên được nhữnh cảm xúc, suy nghĩ của mình.

4. Khơng có ý nào trong các ý trên.

Câu 3. nội dung bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5

là ? (Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)

1. Bổ sung, mở rộng các dạng bài tập môn Tiếng Việt đã học trên lớp.

2. Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập về tìm hiểu vẻ đẹp của ngơn từ, hình tượng, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học.

3. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học. 4. Khơng có ý nào trong các ý trên.

Câu 4. Đối tượng học sinh để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là?

(Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất)

1. Mọi đối tượng học sinh đều được tham gia bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học.

2. Chỉ lựa chọn những học sinh có năng khiếu về mơn Tiếng Việt để bồi dưỡng cho các em.

3. Chỉ lựa chọn những học sinh học yếu về môn Tiếng Việt để bồi dưỡng cho các em.

Câu 5. Đồng chí có thường xun tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho

học sinh lớp mình khơng ? 1. Thường xun.

2. Khơng thường xun. 3. Thỉnh thoảng.

Câu 6. Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 thông qua

dạy học văn miêu tả có ý nghĩa như thế nào? (Đồng chí hãy lựa chọn ý đúng nhất) 1. Nâng cao hiệu quả giờ dạy, học sinh hứng thú học tập hơn.

2. Giờ học sinh động hơn, học sinh chủ động phát hiện tri thức, phát huy được khả năng liên tưởng tưởng tượng. Học sinh có điều kiện nói lên những cảm xúc, rung động và suy nghĩ của mình.

3. Giờ học ồn ào kém hiệu quả và chuẩn bị công phu mất nhiều thời gian. Bao gồm ý 1 và ý 2

Câu 7 Trong dạy học văn miêu tả, đồng chí có kết hợp bồi dưỡng năng lực

cảm thụ văn học cho học sinh không ? 1. Thường xuyên.

2. Thỉnh thoảng. 3. Chưa bao giờ.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Phiếu điều tra mức độ hứng thú và năng lực CTVH của học sinh lớp 4-5

Câu 1. Em có thích làm các bài tập cảm thụ văn học khơng ?

1. Rất thích . 2. Thích.

3. Khơng thích.

Câu 2. Qua học bài “Kì diệu rừng xanh”, em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh

miêu tả nấm rừng. Nêu cảm nghĩ của em về cách tác giả miêu tả chúng.

Câu 3. Đề kiểm tra học sinh trước lúc thử nghiệm

Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Câu 4. Đề kiểm tra học sinh sau lúc thử nghiệm

Em hãy viết một bài văn tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (Hay trong công viên, trên cánh đồng, nương rẫy)

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4 5 thông qua dạy học tập làm văn (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)