PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
2.2. Đánh giá chung về thủ tục cấp phép
Các quy định pháp luật về thủ tục đầu tư nhìn chung có thể thấy dần trở nên minh bạch, đơn giản và đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước hơn. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc trong một số quy định, cụ thể như sau:
- Còn nhiều quy định chưa đồng bộ, xung đột với một số quy định chuyên ngành khác;
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc chuyển nhượng.22 Trong thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhà đầu tư sẽ đề xuất nhu cầu sử dụng đất (đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định về vấn đề quy hoạch, giao đất trong quá trình xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư..
Trong trình tự, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 05 21 Báo Vietnam Finance, "TP. HCM: Sở Kế hoạch và Đầu tư 'om' thủ tục hàng chục dự án bất động sản",
https://vietnamfinance.vn/tp-hcm-so-ke-hoach-va-dau-tu-om-thu-tuc-hang-chuc-du-an-bat-dong-san- 20180504224249786.htm, truy cập ngày 21/04/2021.
28
năm 2014 hướng dẫn Luật Đất đai (Nghị định 43/2014/NĐ-CP), việc thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ khơng thực hiện đối với dự án đầu tư đã được Quyết định quyết định chủ trương đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Điều này đồng nghĩa, dự án do Ủy ban nhân dân chấp thuận chủ trương đầu tư vẫn phải trải qua quy trình thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và nhà đầu tư vẫn có nguy cơ khơng được giao đất, kể cả trong trường hợp đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trước đó.
Như vậy, đối với dự án đầu tư có đề xuất sử dụng đất, cơ quan nhà nước sẽ hai lần thẩm định về điều kiện giao đất tại hai thủ tục khác nhau. Điều này vừa tạo ra sự lãng phí về nguồn lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước (sẽ phải thực hiện hai lần thẩm định điều kiện giao đất tại thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục giao đất) vừa tạo ra những rủi ro, khó khăn cho nhà đầu tư (nhà đầu tư đứng trước nguy cơ không được giao đất mặc dù đã được chấp thuận chủ trương đầu tư).23
Ngoài ra, khoản c Điều 18 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014 (Luật Bảo vệ Môi trường 2014) quy định: “Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường” thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động mơi trường, chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư năm 2014 thì “Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường” không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Việc các quy định pháp luật bị chồng chéo, xung đột sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong q trình thực hiện thủ tục đầu tư, khiến mơi trường đầu tư kinh doanh trở nên trì trệ, kém hiệu quả và gây thiệt hại trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nhiều quy trình, thủ tục chưa hợp lý và chưa hiệu quả
23 Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, "Báo cáo chồng chéo pháp luật về đầu tư kinh doanh", Hà Nội, tháng 12/2019, tr.11.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ Môi trường 2014, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thực tế, việc yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước thời điểm quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là không phù hợp với thực tế triển khai dự án đầu tư vì tại thời điểm này, nhà đầu tư mới đề xuất địa điểm và chưa có dự án đầu tư được phê duyệt nên khơng có đủ căn cứ để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư là cơ quan đăng ký đầu tư cho mọi trường hợp.24 Trên thực tế, nếu dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng hay Quốc hội, hồ sơ sẽ trải qua quy trình lấy ý kiến thẩm định trùng lặp được thực hiện bởi cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Tuy nhiên về mặt thành phần hồ sơ, Luật Đầu tư 2014 lại quy định ba loại hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư khác nhau, tương ứng với ba cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Quy định này là chưa hợp lý, giảm hiệu quả trong việc xử lý các hồ sơ đề nghị cấp quyết định chủ trương đầu tư.