Thể lâm sàng theo Y học cổ truyền

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG (Trang 35)

Thể bệnh tâm tỳ lưỡng hư có tỷ lệ cao nhất, thể âm hư hỏa vượng có tỉ lệ thấp nhất.

47%

22% 31%

Thể tâm tỳ lưỡng hư Thể âm hư nội nhiệt Thể đàm nhiệt nội nhiễu

3.2.1.2. Triệu chứng thường gặp ở thể tâm tỳ lưỡng hư Bảng 3.8. Triệu chứng thƣờng gặp ở thể tâm tỳ lƣỡng hƣ Triệu chứng n = 29 Tỷ lệ % Sắc mặt nhợt 18 62,1 Hay quên 25 86,2 Cảm giác mệt mỏi 29 100 Lo lắng, suy nghĩ nhiều 22 75,9

Ăn uống giảm sút 29 100

Sắc mặt kém tươi tỉnh 19 65,5

Đại tiện phân lỏng/nát 26 89,7

Chất lưỡi nhợt 18 62,1

Rêu lưỡi mỏng 18 62,7

Mạch tế nhược 23 79,3

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân thể tâm tỳ lưỡng hư gồm: cảm giác mệt mỏi, ăn uống giảm sút, hay quên, đại tiện phân lỏng nát…

3.2.1.3. Triệu chứng thường gặp ở thể âm hư hỏa vượng

Bảng 3.9. Triệu chứng thƣờng gặp ở thể âm hƣ hỏa vƣợng

Triệu chứng n = 14 Tỷ lệ %

Ngũ tâm phiền nhiệt 14 100

Bốc hỏa 14 100

Ù tai 6 42,9

Đạo hãn 6 42,9

Đau mỏi lưng gối 12 85,7

Nước tiểu vàng 11 78,6

Miệng khơ, lưỡi có vết nứt 8 57,1

Chất lưỡi đỏ 11 78,6

Rêu lưỡi ít/khơng rêu 9 64,3

Mạch tế sác 12 85,7

Các triệu chứng thường gặp của thể âm hư hỏa vượng gồm: ngũ tâm phiền nhiệt, bốc hỏa, đau lưng mỏi gối, mạch tế sác…

3.2.1.4. Triệu chứng thường gặp ở thể đàm nhiệt nội nhiễu

Bảng 3.10. Triệu chứng thƣờng gặp ở thể đàm nhiệt nội nhiễu

Triệu chứng n = 19 Tỷ lệ %

Tức ngực 9 47,4

Cảm giác nặng đầu 18 94,7

Tâm phiền nhiệt 14 73,7

Miệng đắng 13 68,4 Hoa mắt 16 84,2 Nước tiểu vàng 17 89,5 Chất lưỡi đỏ 15 78,9 Rêu lưỡi vàng nhờn 17 89,5 Ngủ ngáy 19 100 Mạch hoạt sác 17 89,5

Triệu chứng thường gặp của thể đàm nhiệt nội nhiễu là: cảm giác nặng

đầu, ngủ ngáy, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác...

3.2.2. Mối liên quan giữa thể lâm sàng theo YHCT với một số đặc điểm theo YHHĐ YHHĐ

3.2.2.1. Thể lâm sàng theo YHCT và thời điểm khởi phát mất ngủ

Bảng 3.11. Thể lâm sàng theo YHCT và thời điểm khởi phát mất ngủ

Khởi phát Tâm tỳ lƣỡng hƣ Âm hƣ hỏa vƣợng Đàm nhiệt nội nhiễu

n % n % n % Trước khi chẩn đoán K 5 17,2 12 85,8 6 31,6 Phát hiện K 9 31,1 1 7,1 1 5,3 Trong điều trị K 15 51,7 1 7,1 12 63,2 Tổng 29 100 14 100 19 100

Thể âm hư hỏa vượng mất ngủ chủ yếu xảy ra trước khi được chẩn đoán K. Trong khi hai thể tâm tỳ lưỡng hư và đàm nhiệt nội nhiễu thời điểm chủ yếu gặp trong quá trình điều trị K.

3.2.2.2. Thể lâm sàng theo YHCT và chất lượng giấc ngủ theo PSQI

Bảng 3.12. Thể lâm sàng theo YHCT và chất lƣợng giấc ngủ theo PSQI

Triệu chứng Tâm tỳ lƣỡng Âm hƣ hỏa vƣợng Đàm nhiệt nội nhiễu p Khó vào giấc (phút) 62,6 ± 46,9 min = 15’ max = 180’ 122,7 ± 59,2 min=30 max= không ngủ 145,7 ± 57,2 min = 60 max = 240 > 0,05 Tỉnh giữa đêm (lần) 3,2 ± 1,1 1,4 ± 0,8 2,2 ± 1,2 < 0,05 Thời gian ngủ (h) 4,5 ± 1,4 min = 2 max = 8 3 ± 2,1 min = 0 max = 5 3,1 ± 1,1 min = 0 max = 8 < 0,05 Mức độ thường xuyên (ngày/tuần) 6,3 ± 0,8 min = 5, max = 7 6,7 ± 0,3 min = 6, max = 7 5,3 ± 1,6 min = 2 max = 7 < 0,05 PSQI 12,3 ± 2,4 13,7 ± 2,2 13,6 ± 3,1 < 0,05 Mức độ sâu giấc đánh giá chủ quan

Có Khơng Có Khơng Có Khơng < 0,05 13,8% 86,2% 57,1% 42,9% 63,2% 36,8%

Thức dậy mệt mỏi 82,76% 17,24% 35,71% 64,29% 73,68% 26,32% < 0,05

- Thời gian khó vào giấc ngủ dài nhất là thể đàm nhiệt nội nhiễu, thấp nhất là thể

tâm tỳ lưỡng hư. Tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Thời gian ngủ của thể tâm tỳ lưỡng hư cao hơn nhưng số lần tỉnh giấc giữa

đêm nhiều hơn, ngủ không sâu giấc hơn và thức dậy mệt mỏi hơn so với hai thể cịn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Mức độ thường xuyên của mất ngủ và điểm PSQI trung bình của thể

âm hư hỏa vượng cao hơn 2 thể cịn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.2.3. Thể lâm sàng theo Y học cổ truyền và giai đoạn ung thư

Biểu đồ 3.6. Thể lâm sàng theo YHCT và giai đoạn ung thƣ

- Khơng có sự khác biệt về giai đoạn ung thư ở các thể lâm sàng theo YHCT với p > 0,05.

3.2.2.4. Thể lâm sàng theo YHCT và phương pháp điều trị ung thư

Bảng 3.13. Thể lâm sàng theo YHCT và phƣơng pháp điều trị ung thƣ

Phương pháp điều trị Tâm tỳ lưỡng hư Âm hư hỏa vượng Đàm nhiệt nội nhiễu Phẫu thuật 1,6% 0 1,6% Xạ trị 3,2% 3,2% 3,2% Hóa trị 3,2% 1,6% 11,6% Hóa xạ trị kết hợp 12,9% 1,6% 3,2%

Hóa trị + Phẫu Thuật 9,7% 3,2% 1,6%

Xạ trị + Phẫu Thuật 12,9% 12,3% 12,9%

Hóa xạ trị + Phẫu thuật 3,2% 4,8% 3,2%

Khơng có sự khác biệt giữa thể lâm sàng YHCT ở các phương pháp điều trị ung thư. 0% 20% 40% 60% 80%

Tâm tỳ lưỡng hư Âm hư hỏa vượng Đàm nhiệt nội nhiễu

35,5 21,2 47,4 44,8 71,4 52,6 17,2 7,2 0 3,5 0 0 Tỷ lệ Thể bệnh Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 p>0,05

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân ung thƣ 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

4.1.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy phân bố tuổi bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 50. Tuổi càng cao xu hướng RLGN tăng. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 1/6.

Về giới, theo Lena Mallon và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 1128 người Thụy Điển từ 18 - 84 tuổi, nhận thấy: phụ nữ có các triệu chứng mất ngủ thường xuyên hơn nam giới (nữ: 29,3% so với nam: 19,4%). Tỷ lệ mắc RLGN cao nhất ở 40-49 tuổi với 33,1%, thứ 2 là độ tuổi 30 - 39 với 25,4% [16]

Theo Nguyễn Thị Mùi (2018) trong tổng số 320 người bệnh tham gia nghiên cứu có tỉ lệ nữ: nam là 174:146 ≈ 7:6. Độ tuổi dao động từ 31- 89 tuổi (trung bình là 62,78 ± 10,17 tuổi). Tỷ lệ tuổi >60 chiếm 65%, sau đó là độ tuổi 50-59 chiếm 27,2% [36].

Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng về độ tuổi so với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mùi. Nhưng có sự khác biệt so với quần thể nghiên cứu của tác giả Lena Mallon do tại khoa Kiểm soát và điều trị Ung bướu có tỉ lệ người già cao hơn cụ thể theo thống kê 2 năm 2015-2016 tỉ lệ độ tuổi trên 60 chiếm 53,18%[39].

Về giới tính thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy nữ giới có xu hướng dễ bị RLGN kéo dài hơn so với nam giới, tuy nhiên tỉ lệ có sự khác biệt lớn. Điều này có thể giải thích bằng tỉ lệ bệnh nhân nữ điều trị tại khoa Kiểm soát và điều trị Ung bướu nhiều hơn so với nam giới, cũng như tỉ lệ ung thư chủ yếu tại khoa và trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là K cổ tử cung [39].

4.1.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp

Biểu đồ 3.1 cho thấy phần lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều không ở trong độ tuổi lao động, chủ yếu là cán bộ hưu trí hoặc làm nội trợ ở nhà. Theo Phạm Thị An Dung (2020) nghề nghiệp là nông dân chiếm 47,2% [37]. Kết quả này khác biệt so với đánh giá từ nghiên cứu của chúng tơi, ngun nhân do nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của họ chủ yếu sống ở nông thôn và đang trong độ tuổi lao động, cịn nghiên cứu của chúng tơi tỉ lệ sống tại thành thị là 76,2% và chủ yếu ở độ tuổi trên 50.

4.1.1.3. Đặc điểm về hôn nhân

So sánh với tác giả Nguyễn Thị Mùi (2018) có cùng tỉ lệ về độ tuổi với nghiên cứu của chúng tơi, thì về tình trạng hơn nhân khá tương đồng [36]. Hầu hết người bệnh đã kết hôn chiếm 94,1%, của chúng tôi là 96,77% đã kết hơn trong đó có 25,8% đã có vợ hoặc chồng mất. Tình trạng hơn nhân cũng là một yếu tố có thể thúc đẩy tình trạng rối loạn giấc ngủ. Các bất ổn trong mối quan hệ gia đình, ln làm bệnh nhân phải suy nghĩ nhiều khiến bệnh nhân ngủ kém.

4.1.1.4 Phân loại ung thư

Từ kết quả bảng 3.2 trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ K cổ tử cung chiếm tỉ lệ lớn nhất. Kết quả này cũng phù hợp với mơ hình bệnh tật ở khoa, theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Phượng (2016) thì K cổ tử cung có tỉ lệ cao nhất chiếm 70,78%, chiếm tỉ lệ ít hơn lần lượt là K Phổi 7,1%, K Vú 5,36 %, K trực tràng 4,05%, K gan 3,05%, còn lại là các loại ung thư khác [39]. Nhưng có sự khác biệt về tỉ lệ các loại ung thư, có thể do nhóm đối tượng của chúng tơi chỉ chọn các bệnh nhân có biểu hiện của RLGN.

4.1.2. Đặc điểm của rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân ung thƣ theo YHHĐ

4.1.2.1. Yếu tố thúc đẩy rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân ung thư

Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tơi đều có yếu tố làm thúc đẩy tình trạng mất ngủ theo biểu đồ 3.3. Trong đó, bệnh tật và những lo lắng về kinh tế gia đình là yếu tố làm thúc đẩy tình trạng RLGN nhiều hơn các yếu tố khác. Nguyên nhân do bệnh ung thư là bệnh lý ác tính, tỉ lệ tử vong do ung thư cao nên bệnh nhân khi phát hiện mình mắc ung thư thư thường bị sang chấn tâm lý, đồng thời chi phí điều trị cũng là một gánh nặng với hầu hết bệnh nhân ung thư [9],[10].

4.1.2.2. Thời gian mắc rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân ung thư

Do những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư cũng như những đặc điểm về bệnh tật, các bệnh nhân ung thư thường bị RLGN mạn tính, kéo dài từ 1 – 5 năm, thậm chí dài hơn. Thời gian trung bình mắc RLGN của nhóm nghiên cứu là 55 tháng. Do đặc điểm nhóm đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là người lớn tuổi và thời gian mắc ung thư đã lâu. Hơn nữa cịn có một số bệnh nhân biểu hiện RLGN trước khi mắc ung thư, có người đã mắc rối loạn giấc ngủ trước khi chẩn đoán ung thư trên 30 năm.

4.1.2.3. Thời điểm khởi phát rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân ung thư

Chúng tơi cũng nhận thấy bệnh nhân ung thư có RLGN cả trước khi mắc, trước điều trị và trong quá trình điều trị K. Khởi phát chủ yếu tại thời điểm phát hiện K và trong quá trình điều trị K. Tỷ lệ lần lượt là 17,7%:45,2%.

Theo Cimprich (1999), trong cuộc khảo sát 11 ngày trước phẫu thuật K vú trong 74 bệnh nhân mới được chẩn đốn K có khoảng 1/3 bệnh nhân gặp các triệu chứng RLGN, mệt mỏi, giảm tập trung [32]. Engstrong CA (1999) cho thấy có 44% bệnh nhân RLGN trong ít nhất 1 tháng gần đây, trong đó có cả những bệnh nhân vừa được chẩn đoán K [33]. Như vậy từ 2 nghiên cứu của Cimprich B và Engstrom CA cho thấy bệnh nhân ung thư có RLGN khởi phát cả trước khi mắc K, trước điều trị và sau khi điều trị. Kết quả này tương đồng với chúng tôi.

Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh nhân ung thư thường có độ tuổi trung niên trở lên, ở độ tuổi này tỉ lệ RLGN cũng đã cao hơn so với người trẻ. Do vậy, bệnh nhân ung thư có thể mắc RLGN trước khi được chẩn đoán ung thư và biểu hiện nặng hơn sau khi mắc ung thư. Theo một nghiên cứu tổng quan của Ancoli-Israel (2001), mất ngủ cũng là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư [30].

4.1.2.4. Chất lượng giấc ngủ bệnh nhân ung thư theo thang điểm PSQI

Theo bảng 3.4 phần lớn bệnh nhân ung thư trong nghiên cứu của chúng tôi tự đánh giá chất lượng giấc ngủ ở mức kém và rất kém. Đa số cần >30 phút để vào giấc, khó duy trì giấc ngủ và tỉnh giấc ít nhất 1 lần/đêm, thời gian ngủ ngắn chỉ 3,7h/đêm. Hiệu suất giấc ngủ phần lớn chỉ đạt <65% khiến hoạt động ban ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều. Đồng thời thì họ cũng có biểu hiện của lạm dụng thuốc an thần khi sử dụng nhiều hơn 3 lần/tuần. Trung bình thang điểm PSQI của nhóm bệnh nhân là 13 ± 2,67 (min=6, max=22).

Một nghiên cứu của Anderson KO và cộng sự 62% bệnh nhân ung thư báo cáo RLGN từ trung bình đến nặng và có tới 50% biểu hiện ở mức nghiêm trọng. Có 90% tỉnh giấc vào ban đêm, khoảng 85% ngủ ít hơn bình thường, 75% khó vào giấc ngủ và 39% cho biết ngủ ngày bất thường, chẳng hạn như giữa buổi sáng và giữa buổi chiều.

Rami A Sela và cộng sự cho biết 72% bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn bị RLGN. Những phàn nàn phổ biến nhất là khó ngủ duy trì giấc (40%), khó vào giấc ngủ (63%) và không cảm thấy buồn ngủ vào buổi sáng (72%) [35].

Ở Việt Nam, Phạm Thị An Dung cho thấy hầu hết các bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú đều phàn nàn về RLGN, trong đó có 5,8% bệnh nhân có rối loạn nhẹ, 51,7% mức trung bình, 42,5% ở mức nặng [37].

Theo Nguyễn Thị Mùi (2018) có tới 89,3% người bệnh ung thư có RLGN dựa trên thang đo ISI và trong đó có 96,3% người biểu hiện khó đi vào giấc ngủ; khó duy trì giấc ngủ; tỉnh dậy q sớm ở các mức độ khác nhau [36].

Từ đó có thể thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tơi là tương đồng so với các tác giả Rami A Sela, Phạm Thị An Dung, Nguyễn Thị Mùi [35],[36],[37]. Kết quả này cho thấy bệnh nhân ung thư gặp tình trạng RLGN khá thường xuyên và ở mức độ nặng. Có thể lý giải điều trên là do bệnh ung thư là bệnh lý ác tính, tỉ lệ tử vong cao, chi phí điều trị cao, làm tăng gánh nặng kinh tế gia đình của bệnh nhân... tất cả những điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của người bệnh, khiến bệnh nhân lo lắng, căng thẳng kéo dài từ đó làm thúc đẩy tình trạng mất ngủ [9],[10],[34]. Đó cũng là ngun nhân khiến tỉ lệ RLGN của nhóm bệnh nhân ung thư cao gấp đôi so với tỉ lệ chung trong dân số [31].

4.1.2.5. Liên quan giữa giai đoạn ung thư và chất lượng giấc ngủ theo PSQI

Từ bảng 3.5 cho thấy bệnh nhân chủ yếu thuộc gia đoạn 1 và 2, chỉ có 1 bệnh nhân giai đoạn 4 chiếm 1,2 %. Các bệnh nhân có giai đoạn nặng thường có tổn thương đa cơ quan, thể trạng suy kiệt, đáp ứng kém với các điều trị nội khoa thông thường và cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực. Mặt khác, khoa Kiểm soát và điều trị ung bướu là khoa chuyên về chăm sóc giảm nhẹ bằng các phương pháp YHCT kết hợp với YHHĐ, các bệnh nhân tại khoa chủ yếu đã kết thúc q trình điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị tại các bệnh viện YHHĐ, bệnh nhân đến điều trị tại khoa để nâng cao thể trạng cũng như điều trị các biến chứng do hóa xạ trị gây ra. Điều này lý giải tại sao tại sao trong nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu là nhóm bệnh nhân có giai đoạn chủ yếu là 1 và 2.

Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn càng nặng thì điểm PSQI càng tăng. Do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị mà bệnh nhân cần phải tuân thủ, cũng như các tác động không mong muốn của các phương pháp này cùng với đặc điểm là ở giai đoạn muộn hơn thể chất của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng nhiều hơn nên chất lượng giấc ngủ của những bệnh nhân này cũng kém hơn so với các bệnh nhân có giai đoạn ung thư sớm.

4.1.2.6. Liên quan giữa phương pháp điều trị ung thư và chất lượng giấc ngủ theo PSQI

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân phải điều trị bằng nhiều

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)