ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ SẢN XUẤT VÀ HẬU CẦN CỦA VINAMILK (Trang 27 - 32)

3.1 Thành công của hoạt động sản xuất và hậu cần

Thành công của công ty Vinamilk, trước hết phải kể đến danh mục sản phẩm rất đa dạng của Vinamilk gồm: sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát…

Bên cạnh đó, với chiến lược kinh doanh phủ đều và kiểm soát được điểm bán lẻ sản phẩm nên Vinamilk hiện đang nắm gần 60% thị phần của thị trường sữa nội địa. Hiện sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại hầu hết các siêu thị và khoảng 220.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Sản phẩm của Vinamilk đã đứng vững trên các thị trường xuất khẩu lớn như: Mỹ, Úc, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Philippin, Hàn Quốc, Campuchia… Đây là những thị trường xuất khẩu chính, ổn định mà Vinamilk đã chinh phục được trong những năm qua bằng chính những sản phẩm chất lượng quốc tế.

Vậy điều quan trọng nhất làm nên thành cơng của Vinamilk là gì?

 Chính sách 3 Đúng: Đúng sản phẩm, Đúng số lượng và Đúng lúc. Việc xác định đúng sản phẩm thị trường cần giúp Vinamilk đảm bảo bán được sản phẩm, tạo đà cho sự thông suốt trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường. Bên cạnh đó, việc cung ứng đúng số lượng và đúng lúc cũng khiến cho cung cầu cân bằng ở mức tốt nhất có thể. Đúng lúc để tránh chi phí lưu trữ, tờn kho.

 Tốc độ: Với đặc thù của sản phẩm thực phẩm nói chung và sản phẩm sữa nói riêng thì thời gian như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Các nhà sản xuất hàng thực phẩm hiểu rõ điều đó và Vinamilk cũng không phải ngoại lệ. Giữa các cơng đoạn trong chuỗi cung ứng của mình, Vinamilk ln tận dụng tối đa thời gian, hạn chế đến mức thấp nhất những khoảng thời gian chết.

Cụ thể: Sữa nguyên liệu sau khi thu hoạch hoặc mua từ người dân sẽ được chuyển ngay vào bình lọc, bờn trung gian, sau đó được đưa vào bồn lạnh ở nhiệt 40oC để bảo quản sữa. Nguồn sữa này sẽ được xe có hệ thống giữ nhiệt chuyển về nhà máy trong ngày, nhiệt độ sữa không quá 60oC. Tại các nhà máy chế biến, sữa tươi tiệt trùng được xử lý ở nhiệt độ cao (tự 140 – 143oC) trong thời gian 3 – 4 giây, nên dễ bảo quản, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời hạn sử dụng khá dài (từ 6 tháng đến 1 năm), còn sữa tươi thanh trùng được xử lý phức tạp hơn nhưng ở

nhiệt độ thấp hơn 75oC, trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 4oC. Để đảm bảo chất lượng cho sữa nguyên liệu, các nhà máy sản xuất được bố trí trải đều khắp cả nước, bên cạnh các trang trại chăn nuôi, có điều kiện giao thông thuận lợi. Sữa thành phẩm cũng nhanh chóng được chuyển từ các nhà sản xuất đến các đại lý bán buôn và bán lẻ trên cả nước, từ đó chuyển đến tay người tiêu dùng.  Chiến lược phân tán rủi ro: Để đảm bảo luôn có đủ sữa tươi nguyên liệu cho các

nhà máy hoạt động, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều trang trại nuôi bò và các trang trại ngày càng được mở rộng về quy mô cũng như hiện đại về công nghệ. Việc này giúp Vinamilk tránh được tình trạng khan hiếm nguyên liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Việc phân tán rủi ro cũng được Vinamilk áp dụng đối với nguồn sũa bột nguyên liệu khi công ty đã sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp (Fonterra và Hoogwegt International) thay vì chỉ chọn một nhà cung cấp duy nhất.

 Kết chặt thành viên trong chuỗi cung ứng. Vinamilk áp dụng thành công chuỗi cung ứng end-to-end, tạo ra một một chuỗi thống nhất và gắn kết. Các thành viên trong chuỗi phụ thuộc vào nhau, dựa vào nhau để phát triển.

Ví dụ: Nhà máy sản xuất của Vinamilk chỉ có thể sản xuất ra các sản phẩm từ sữa chứ không thể sản xuất ra các loại sản phẩm khác. Vì vậy, các nhà máy phải có mối liên hệ mật thiết với cá trạng trại ni bò vì nếu khơng có các trang trại, nếu khơng có sữa thì các nhà máy sẽ phải dừng hoạt động. Để tạo và giữ mối liên hệ mật thiết đó (đặc biệt là với các hộ chăn nuôi cá thể), Vinamilk không chỉ hỗ trợ về giá, về tính ổn định trong thu mua mà còn hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật…  Đảm bảo song hành giữa dòng thông tin và dòng sản phẩm. Các thơng tin từ phía

thị trường và trong nội bộ doanh nghiệp sẽ định hướng cho q trình sản xuất và cung ứng sản phẩm.

Ví dụ: Khi cho ra đời một dòng sản phẩm mới, ban giám đốc công ty Vinamilk sẽ phải cung cấp cho hội đồng quản trị và đại hội cổ đông các thơng tin liên quan đến sản phẩm như Tên, Tính chất, Khả năng cạnh tranh… đờng thời cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để họ biết đến sản phẩm thông qua quảng cáo, giới thiệu, trưng bày…

3.2 Cơ hội và thách thức 3.2.1 Cơ hội

Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm

Theo quyết định của thủ tướng Chính phủ, đặt ra chỉ tiêu phát triển ngành sữa với mục tiêu tới năm 2015 ngành sữa Việt Nam đạt sản lượng 700 ngàn tấn, năm 2020 là 1 triệu tấn và 2025 và 1,5 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đề nguyên liệu cho công ty không còn là gánh nặng, cơng ty kiểm sốt được chi phí và ng̀n nguyên liệu đầu vào.

Thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa đang thấp hơn theo cam kết với WTO, đây là cơ hội giảm chi phí sản xuất trong khi ng̀n ngun liệu bột sữa nhập khẩu chiếm 75%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và thu nhập của người dân ngày một tăng cao

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao. Bình quân 2011-2015 đạt 5,9%/năm; 2016-2020 đạt 6%/năm; tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 5,95%/năm. Riêng năm 2020 mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nặng nề nhưng vẫn đạt 2,91%. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015.

Mặt khác theo số liệu từ World Bank, trong 10 năm trở lại đây, GDP/người của Việt Nam tăng trưởng rất đều đặn. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 2.779 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015.

Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao

Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chun mơn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao.

Gia nhập WTO, TPP mở rộng thị trường kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm

Hội nhập kinh tế sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác tạo điều kiện cho hàng hóa của việt nam thâm nhập vào thị trường thế giới. Mặt khác, tham gia hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến

3.2.2 Thách thức

Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định

Ngành chăn nuôi bò sữa hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình (95%). Tổng sản lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 20-25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại là phải nhập khẩu. Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là trong vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô và tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở chăn nuôi và thách thức đối với sự ổn định ng̀n ngun liệu.

Chi phí thức ăn chăn ni bò sữa chiếm 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không mặn mà với cơng việc của mình. Người chăn

ni bò sữa hầu như khơng có lợi nhuận, trong khi lại bị các nhà mua nguyên liệu ép giá có thể làm cho nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước giảm đi, đẩy Vinamilk vào thế cạnh tranh mua với các doanh nghiệp thu mua sữa khác.

Tình hình chính trị trên thế giới cịn nhiều bất ổn

Thị trường xuất khẩu của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới. Đặc biệt là một số nước là mà các sản phẩm của Vinamilk có mặt ở Trung Đơng như Iraq, Kuwait, UAE tình hình chính trị còn nhiều bất ổn.

Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào

Mặc dù VINAMILK, ngoài việc thu mua sữa ở các trang trại nhỏ lẻ của nông dân, đã xây dựng nhiều trang trại nuôi bò, với Nghệ An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Song nhìn chung, Việt Nam khơng có các điều kiện thuận lợi để chăn ni bò sữa, do khí hậu nhiệt đới và quỹ đất chật hẹp.

Nhiều công ty cung ứng sữa thâm nhập vào thị trường và cạnh tranh với công ty

Hiện nay Việt Nam có khoảng 23 doanh nghiệp chế biến sữa tiêu biểu như dutch lady, nutifood, ha noi milk, TH true milk….Trong đó Dutch Lady là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với 28% thị phần (Vinamilk chiếm 38%) và còn có sự xâm nhập của các sản phẩm sữa từ nước ngoài.

Các ảnh hưởng từ hội nhập kinh tế

Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm sữa trong nước chỉ chiếm 30% thị phần nội địa.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ SẢN XUẤT VÀ HẬU CẦN CỦA VINAMILK (Trang 27 - 32)