Thành phần Đơn vị Nồng độ (NH4)2SO4 (mgN/L) 25-120 NaNO2 (mgN/L) 25-120 KHCO3 (mg/L) 125.1 KH2PO4 (mg/L) 54.4 FeSO4.7H2O (mg/L) 9.0 EDTA (mg/L) 5.0
b. Quy trình pha nước thải nhân tạo
Nước thải nhân tạo được tiến hành pha hàng ngày với quy trình pha nước thải như sau:
- Bước 1: Pha dung dịch hoá chất đậm đặc và cất giữ trong tủ lạnh để sử dụng
pha nước thải nhân tạo hàng ngày:
+ Sấy hoá chất (NH4)2SO4, NaNO2, KHCO3, KH2PO4, FeSO4.7H2O ở 1050C trong vòng 1 giờ để loại bỏ độ ẩm
+ Dùng cân điện tử để cân lượng hoá chất cần thiết
+ Dùng nước cất để pha hoá chất để có được nồng độ theo yêu cầu như trong bảng 3.1.
+ Đổ vào chai, dán nhãn và cất trong tủ lạnh (khoảng 40C) - Bước 2: Nước thải nhân tạo được pha hàng ngày:
+ Lấy một thể tích nước cần dùng trong một ngày (phụ thuộc vào HRT của giai đoạn nghiên cứu) vào can từ vịi nước của phịng thí nghiệm.
+ Thêm lượng dung dịch hố chất đậm đặc (theo tính tốn) vào thể tích nước trên và khuấy đều.
+ Sử dụng khí nitơ để đuổi oxi trong nước, đo nồng độ oxi hoà tan trong nước đến khi DO trong nước dưới 0,5 mg/L thì dừng lại.
- Bước 3: Sử dụng nước thải nhân tạo được pha trong ngày. Nước thải nhân tạo vừa pha được chứa trong can đậy kín, chỗ đường ống dẫn nước vào bơm nhu động phải được trít bằng silicon để đảm bảo khơng khí bên ngồi khơng xâm nhập vào.
2. Nước thải cho thí nghiệm 2:
a. Thành phần nước thải sinh hoạt thực tế theo các giai đoạn của thí nghiệm 2
Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại của ký túc xá Đại học Xây Dựng Hà Nội là nước thải đen có nồng độ đậm đặc (nước thải M0). Để tránh sốc cho vi khuẩn trong hệ mơ hình PN/AX, đồng thời mô phỏng được nước thải của HTTN chung, tiến hành thí nghiệm với nồng độ tăng dần theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: nước thải được pha lỗng có nồng độ tổng nitơ trung bình trong khoảng 40-45 mg/L (nước thải pha loãng M2).
- Giai đoạn 2: nước thải được pha lỗng có nồng độ tổng nitơ trung bình trong khoảng 85-90 mg/L (nước thải pha loãng M1).